Chào bạn!
Chắc hẳn nếu là một thanh niên, đặc biệt là một sinh viên thì sẽ phải trải qua những giờ học tập "chính trị"... và đa số tâm trạng của các bạn là "chán" phải không nào.
Vậy vì sao chúng ta "chán"?
Chúng ta chán vì nội dung có vẻ quá khô khan, giáo trình thì chỉ xoay đi xoay lại quanh nào là chủ nghĩa Mac-Lenin, tư tưởng HCM... đuợc dạy đi dạy lại trong các môn như kinh tế chính trị, tư tưởng HCM, lịch sử Đảng, triết học.. và nay là Giáo dục quốc phòng, chẳng có gì là hấp dẫn không phù hợp với lớp trẻ năng động luôn muốn thể hiện mình, tiếp cận những trào lưu của thời đại như thời trang, công nghệ, âm nhạc, giải trí...
Theo tôi thì nó không quá chán nếu như chúng ta học môn "chính trị" đúng nghĩa với hai từ của nó.
Vậy "chính trị" là gì? "
"Chính trị" đuợc định nghĩa bằng rất nhiều định nghĩa khác nhau,... nhưng theo tôi có một định nghĩa có vẽ khái quát và ngắn gọn nhất, đó là định nghĩa của thầy Hà Trung Thành-nguyên hiểu trưởng trường Đoàn Lý Tự Trọng là: "chính trị là con đuờng đi của mỗi dân tộc".
Vâng, chính trị chính là tất cả những hoạt động của xã hội đã, đang và sẽ xảy ra và nó có thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động cuộc sống của chúng ta, cho nên "chính trị" không quá xa lạ đến thế đâu, đặc biệt đối với chúng ta-thế hệ đã, đang và sẽ gánh vác trên vai trách nhiệm xây dựng và bảo vệ tổ quốc và hiện tại những gì đang xảy ra cho xã hội chúng ta không thể mãi thờ ơ đuợc, như bài "Có nên hoạt động chính trị hay không?" của một blogger Elbi mà tôi đã tình cờ đọc đuợc.
Vậy để cùng nhau tạo sự quan tâm đến "chính trị" , cùng nhau quan tâm đến xã hội thì tôi xin đưa ra một số thắc mắc, nhận định, suy nghĩ của tôi về những gì đuợc học ở trên truờng để mọi người cùng tranh luận, mổ sẽ để cùng nhau hiểu vấn đề hơn-một lối học tập, tiếp cận thông tin khá phổ biến ở các nước có nền giáo dục phát triển, như thế sẽ rèn luyện tính độc lập, tự chủ trong tư duy và hành động của mỗi sinh viên.
Những suy nghĩ, nhận định của tôi thể hiện ý kiến chủ quan của tôi, có thể đúng hay không đúng, các bạn đọc có thể đồng ý hay không đồng ý với những ý kiến trên, cho nên tôi sẽ rất hân hạnh nhận được những ý kiến tranh luận từ các bạn.
Để bắt đầu tôi xin nêu vấn đề mà tôi thấy quan tâm để trao đổi tranh luận, còn nếu trong quá trình trao đổi hay bạn nào thấy có vấn đề nào hay thì cứ việc nêu ý kiến của mình để mọi người cùng trao đổi.
1>Trong xuyên suốt quá trình học tập, chúng ta luôn được củng cố một quan điểm là khẳng định vai trò lãnh đạo độc tôn tuyệt đối về quyền lực của Đảng CSVN, không chấp nhận chia sẽ quyền lực với bất kỳ tổ chức, đảng phái chính trị nào khác, và tất nhiên là không chấp nhận đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập... Vậy ý kiến của bạn như thế nào về vấn đề này.
Ý kiến được đưa ra là, nếu chúng ta đa đảng thì sẽ tạo thời cơ cho các thế lực thù địch, cơ hội bên ngoài lợi dụng để chống phá gây chia rẽ bất ổn cho tình hình chính trị xã hội và nếu chúng ta thực hiện độc đảng thì tình hình chính trị xã hội sẽ ổn định hơn, và để khẳng định cho ý kiến trên thì người ta thường hay lấy tình hình chính trị của Thái Lan và Việt Nam để so sánh, Thái Lan vì đa đảng đối lập nên hay xảy ra biểu tình bạo loạn làm cho xã hội rối loạn, kinh tế không phát triển được... còn ở Việt Nam thì chính trị ổn định hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội....
Đó là ý kiến của chính quyền Đảng CSVN, còn theo tôi thì với những điều đó chưa đủ và mang nhiều điều còn phiến diện. Chúng ta thừa nhận rằng mỗi thể chế chính trị đều có cái ưu và nhược của nó, ví dụ như theo tôi thì khi so sánh tình hình chính trị giữa Thái Lan (TL) và VN thì TL mang tính bất ổn ngắn hạn, còn tình hình ở VN mang tính bất ổn dài hạn với những nguy cơ và hệ quả của nó.
Đối với TL thì những bất đồng đó đã được giải toả phần nào bằng các cuộc biểu tình tự do, có thể bây giờ còn lộn xộn nhưng về sau sẽ được giải quyết thì mọi việc sẽ đâu vào đấy như quả bong bóng đuợc châm những lỗ kim thì có thổi đến đâu thì cũng khó có thể vỡ đuợc. Còn đối với VN thì tôi cho rằng nó ẩn chứa nhiều nguy cơ có tính dài hạn hơn. Đối với một nước như chúng ta thì chúng ta không có quyền biểu tình, không có quyền nói lên những ý kiến trái chiều, phản biện hay đối lập với những tư tưởng, đường lối, chính sách của Đảng-điều mà trong một xã hội phát triển tự do với sự công nhận và bảo vệ quyền tự do ngôn luận của mọi công dân... đó là chuyện của người ta còn ở ta thì sẽ bị chụp ngay cái mũ là phản động, xuyên tạc chống phá đảng và nhà nước. Cho nên người dân có bức xúc, có muốn nói lên tiếng nói của mình cũng không giám, chỉ biết im lặng trong ấm ức.
Và những hệ quả của thể chế độc đảng mà chúng ta đang từng ngày nhìn thấy, đó là nạn tham nhũng, quan liêu, cậu quyền cậy thế của những công chức nắm trong tay quyền lực.
Khi tôi nói ra điều này thì chắc hẳn có người sẽ nói, thì ở đâu, ở nuớc nào mà chẳng có điều này, thế nhưng chúng ta phải nhìn nhận sự việc ở mức độ phổ biến và nghiêm trọng của nó-không điều ngẫu nhiên, vu khống khi các nước độc đảng như VN, TQ... luôn nằm trong top những nước có nạn tham nhũng cao nhất. Có thể giải thích đơn giản theo cách nghĩ của tôi như thế này; ở một quốc gia độc đảng như VN thì thì thực chất mọi quyền lực nằm trong tay Đảng CSVN chứ không phải là quốc hội với tình trạng Đảng cử dân bầu, cho nên Đảng CSVN có thể tự do thi hành mọi chính sách để duy trì quyền lực kinh tế lẫn chính trị của mình, điều hành nhà nước không chịu bất kỳ sự chi phối, giám sát từ các đảng phái đối lập khác không sợ bị chỉ trích khi phạm phải sai lầm, cho nên những người nắm trong tay quyền lực tuyệt đối này rất dễ bị dao động trước cám dỗ của đồng tiền cũng như quyền lực chính trị và nạn tham nhũng xem như là một "tất yếu khách quan".
Sẽ càng nguy hiểm hơn nếu nạn tham nhũng này phát triển có hệ thống rộng khắp cả về số lượng đến chất lượng từ TƯ đến địa phương, và mọi mặt của xã hội. Người muốn công việc hoàn thành suông sẽ thì nhắm mắt đưa hối lộ, cho nên cũng sẽ có người nhận hối lộ... Nếu người nào lương tâm cắn rứt không chịu đưa hối lộ thì công việc sẽ trở ngại, còn người không muốn nhận hối lộ để lương tâm thanh thản thì sẽ bị đẩy ra khỏi cuộc chơi ngay tức khắc nào là thuyên chuyển công tác, trù lập, thậm chí đe dọa hành hung... điều mà ta hay đọc được trên các báo chí và một thực tế là có số luợng lớn đảng viên gia nhập đảng CSVN vì lợi ích nhiều hơn là lý tưởng...
Đó là một vài khía cạnh nhỏ của thể chế độc đảng, còn nhiều mâu thuẫn khác không được giải quyết mà cứ bị dồn nén, che dấu... và lòng tin của dân vào đảng ngày càng giảm sút, tâm lý bất mãn sẽ ngày càng tăng.... cho nên tình hình chính trị VN giống như một quả bóng đang được thổi ngày càng tăng không có lỗ xì, cho nên nó cứ dồn nén đến một mức độ không thể chịu nổi được sức ép bề mặt và Nổ Tung, khi đó mọi việc sẽ rắc rối lộn xộn hơn tình hình của TL nhiều, đó là lý do cho nhận định bất ổn dài hạn của tôi.
2>Tiếp theo là ý kiến cho rằng nhờ chế độ độc đảng và những chính sách đường lối đúng đắn của đảng mà nền kinh tế VN phát triển vượt bật sau hơn 20 năm đổi mới.
Theo tôi thì chúng ta không thể phủ nhận đuợc những thành tựu trong công cuộc đổi mới đem lại, nhưng phần lớn sự phát triển này có được là do việc sử dụng không hiệu quả các khoản vay nợ của các nước khác bằng những khoản vay, tiền đầu tư FDI, ODA... để phục vụ cho lợi ích trước mắt không tính đến lâu dài và không ai khác là chúng ta và con em chúng ta phải gòng gánh để trả nợ. Và nền kinh tế chú trọng đến khai thác đến khoáng sản thô, mà khoáng sản thì có hạn, chưa nói đến nhiều dự án vì chạy theo lợi ích kinh tế mà xem nhẹ các vấn đề môi trường, xã hội, chính trị, quốc phòng... tiêu biểu là những vấn đề liên quan đến bauxit ở Tây Nguyên, cộng với tình hình chính trị mang trong mình nhiều bất ổn thì theo tôi đây là sự phát triển kinh tế, xã hội không toàn diện, ẩn chứa nhiều nguy cơ.
3>Vậy trong tất cả những việc này thì những sinh viên chúng ta liên quan như thế nào, vai trò của chúng ta tới đâu, hay đơn giản nguyên nhân của những giờ học chính trị của chúng ta như thế nào?
Chắc hẳn các bạn cũng biết, Đảng đã xác định một trong những nguy cơ hàng đầu cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc VN XHCN là gì rồi phải không? một trong những nguyên nhân đó là nguy cơ diễn biến hoà bình, bạo loạn lật đổ, với những cuộc cách mạng màu... như những phát biểu của chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã phát biểu qua bài viết "VN cảnh giác với cách mạng màu" được đăng trên BBC.
Và bởi vì hơn ai hết Đảng xác định rõ, sinh viên là những người trẻ tuổi có tri thức, ham tìm hiểu, nguyên cứu các vấn đề chính trị xã hội nhưng "bản lĩnh chính trị còn yếu kém" cho nên rất dễ bị các "thế lực phản động" lôi kéo, và chính quyền rất sợ phải đối mặt với một Thiên An Môn ở Việt Nam, cho nên với những hoạt động biểu tình của sinh viên như trước đại sứ quán TQ để phản đối việc TQ dùng vũ lực cưỡng đoạt Hoàng Sa và một phần Trường Sa... đều bị chính quyền theo dõi, đe doạ, khống chế và quan tâm rất sát.
Cho nên xuyên xuốt các giáo trình nhằm cũng cố lòng tin của chúng ta vào đảng nào là tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tuởng HCM, không truy cập các trang web phản động, không đọc, không nghe, không bình luận,... các nội dung mang tính nhạy cảm, các nội dung xuyên tạc, phản động...
Theo tôi thì không ổn, bởi vì chúng ta là những nguời trẻ, có tri thức, có quyền có một ý kiến một nhận định riêng, để hiểu đuợc vấn đề một cách khách quan và đầy đủ thì phải tiếp cận các vấn đề từ nhiều hướng, nhiều chiều trái ngược nhau... rồi từ đó tự rút ra cho mình một suy nghĩ, ý kiến riêng... như thế mới thể hiện đuợc tính tự chủ, độc lập, năng động của mỗi chúng ta, không chỉ trong học tập mà trong mọi mặt của cuộc sống... điều vô cùng cần thiết trong một xã hội đang phát tiển từng ngày.
Và việc bảo chúng ta tuyệt đôi tin tưởng hay trung thành vào bất kỳ điều gì là một điều phi lý và không thực tiễn. Bởi vì những cái đó xuất phát từ chính mỗi con người khác nhau thì khác nhau, anh thích điều này không hẳn tôi cũng thích điều đó, và anh cũng như tôi không có quyền ép buộc làm theo những gì anh thích hoặc tôi thích. Và ngăn cản chúng ta tiếp cận các thông tin đa chiều như "không nghe" thì chúng ta khác nào như người bị điếc, "không đọc" giống như bị mù, "không tham gia" giống như bị bại liệt, "không bình luận" thì khác nào một người thiểu năng trí tuệ hay bại não... thử hỏi trong tất cả chúng ta có ai muốn mình như thế không?
4>Liên quan đến vấn đề Trường Sa, Hoàng Sa có bạn đã hỏi tôi vì sao HS-TS lại chiếm giữ một vị trí vô cùng quan trọng của các nước liên quan như VN, TQ, Philipin, Malai và nhiều nước khác?
Đầu tiên, chắc hẳn nhiều người đã biết, cũng không ít người chưa biết đó là chúng ta đã mất Toàn Bộ quần đảo Hoang Sa vào tháng 1 năm 1974 và Một phần quần đảo Truờng Sa vào năm 1988 vào tay TQ, còn diễn biến thế nào các bạn có thể tìm thấy trên Google, hoăc trên công cụ tìm kiếm trên blog này với từ khoá là "Hải chiến Hoàng Sa 1974" .
Vậy vị trí của HS-TS chiếm vị trí chiến lược quan trọng như thế nào? Sau đây là ý kiến của tôi và một số ý kiến tôi thu thập đuợc.
Thứ nhất, về kinh tế thì TS-HS chính là trung tâm của Đông Nam Á, với luợng tàu bè qua lại tấp nập... cho nên ở đây rất thuận lợi cho phát triển kinh tế biển trong đó co ngành hàng hải, nước nào kiểm soát vùng biển này thì có thể kiểm soát các hoạt động hàng hải của nuớc khác trong khu vực này, khu vực này không chỉ quan trọng trong việc giao lưu hàng hoá kinh tế giữa các nước trong khu vực mà cảc các nước khác liên quan với luợng tàu bè qua lại nơi đây.
Ngoài ra, vùng biển này có trữ lượng hải sản rất lớn là nguồn sống của rất nhiều người dân sống bằng nghề đánh bắt hải sản ở khu vực này. Đặc biệt, vấn đề các nước đang quan tâm chủ yếu đó là trữ lượng dầu mỏ vô cùng lớn-nguồn nhiên liệu không thể thiếu cho các ngành công nghiệp mà chưa có một loại nhiên liệu thích hợp nào có thể thay thế đuợc vai trò của dầu mỏ, đồng thời khu vực này đuợc đánh giá có nguồn "khí cháy" cũng rất lớn-nhiên liệu đang đuợc hy vọng là có thể thay thế cho dầu mỏ trong thời gian tới. Cho nên đây là điều vô cùng quan trọng cho bất kỳ nền kinh tế nào muốn phát triển một nền công nghiệp phát triển, đặc biệt là đối với một nền công nghiệp đang khát dầu của TQ, nó thể hiện qua quyết tâm làm chủ biển Đông bằng mọi giá của TQ.
Thứ hai, đó là về mặt quân sự thì nó chiếm một vị trí chiến luợc then chốt, bởi vì nó là trung tâm của Đông Nam Á, là của ngõ của bán đảo Đông Dương... nước nào kiểm soát được vùng biển này thì việc kiểm soát Đông Dương và toàn Đông Nam Á là việc trong nay mai. Đối với TQ với tiềm lực sức mạnh về kinh tế, quân sự hùng mạnh của mình đang ngày đêm thể hiện dã tâm bá chủ của mình là một điều không quá khó hiểu, đó chỉ là quy luật mạnh được yếu thua, cá lớn nuốt cá bé... không chỉ xảy ra ở các nước TNCB, các nuớc đế quốc như chúng ta đuợc học mà nó là quy luật chung, các nước theo chế độ XHCN cũng không loại trừ, tiêu biểu là TQ, cho nên cái khái niệm "quốc tế Cộng Sản" anh em bốn biển một nhà là điều ngớ ngẩn, thử đặt một giả thiết nếu VN cũng hùng mạnh như TQ bây giờ thì chúng ta cũng làm tương tự thôi (nhưng có lẽ hơi lâu :D).
Ngoài ra, trong việc này có liên can đến các nước lớn mạnh trên thế giới như Nga, Mỹ... cho nên việc các tàu chiến của Nga, Mỹ đến thăm VN không chỉ là hoạt động thăm viếng ngoại giao bình thuờng, mà họ đang quan sát theo dõi mọi diện biến trên biển Đông, với một nguy cơ đe doạ đến vai trò chi phối của họ trên trường quốc tế. Và trong ván bài chính trị, quân sự... này không thể bỏ qua một lá bài rất quan trọng, đó là vị trí chiến lược vô cùng quan trọng của vịnh Cam Ranh-là căn cứ cho các hạm đội hải quân như Mỹ, Liên Xô trước kia và nay do VN quản lý cùng với nhiều lời đề nghị thuê căn cứ quân sự Cam Ranh này từ nhiều nước như Nga, Mỹ, TQ.. nhưng vì tình hình phức tạp và quan trọng của nó cho nên chính quyền VN còn cân nhắc rất kỹ trước khi cho nước nào thuê hay là không cho ai thuê cả. Còn vì sao nó quan trọng đến như vậy (được xem là có vị trí chiến lược quan trọng đứng thứ 2 thế giới), nếu bạn nào muốn tìm hiểu thì hãy liên lạc với tôi, tôi sẽ cung cấp những thông tin mà tôi biết được.
Ví dụ như Mỹ, không ngẫu nhiên mà Mỹ đã chon VN là chiến trường quyết định và trọng điểm cho cuộc chiến chống lại Chủ nghĩa Cộng Sản, chứ những lợi ích họ thu đuợc ở VN không đáng vào đâu với những gì họ đã bỏ ra trong cuộc chiến Việt-Mỹ hay rộng hơn giữa CNXH với CNTB. Và Mỹ lo sợ sự ảnh hưởng của TQ đối với khu vực Châu Á Thái Bình Dương và đe doạ vai trò bá chủ của Mỹ trên thế giới với hy vọng phân chia lại thế giới. Cho nên mọi động tĩnh ở Biển Đông đều đuợc các nước nguyên cứu rất kỹ, và cũng không phải là không có căn cứ khi có nhận định so sánh điểm nónh tranh chấp biển đông với tình hình Triều Tiên.
Vì đây là một chủ đề mở, còn nhiều vấn đề khác, vì thời gian hạn hẹp, tôi sẽ đưa lên sau, hy vọng sẽ nhận được nhiều thông tin từ các bạn!
Ghi chú: các bạn có thể để lại comment mà không cần phải có tài khoản gmail bằng việc gõ comment trong khung bên dưới bài viết bình thường như các blog khác và trong ô "Nhận xét với tư cách" bạn bấm nút sổ xuống và bạn có thể chọn chế độ "Ẩn danh" hoặc "Tên/URL" trong phần tên thì bạn điền tên của bạn còn phần URL có thể bỏ qua và cuối cùng bấm chọn "Đăng nhận xét" là đuợc.
Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết của tôi.
Nhãn
Copyrights @ Journal 2014 - Designed By Templateism - SEO Plugin by MyBloggerLab
haha! may dinh thuc hien chien dich dien bien hoa binh ah! Tao day ko ung ho cug ko phan doi!
Trả lờiXóaSao bạn lại nói thế, D làm gì có đủ bản lĩnh để làm việc đó chứ. D chỉ hy vọng mọi người có chút quan tâm đến tình hình chính trị cũng như vận mệnh của quốc gia thôi!
Trả lờiXóaChào Dân!
Trả lờiXóalENA có đôi lời về vấn đề D đặt ra:
1.Những vấn đề bạn đưa ra không phải là cũ cũng chẳng phải mới mẻ, nhưng đây là đề tài nhạy cảm, chúng ta không dễ dàng gì "tự do ngôn luận".
2.Lena nghĩ rằng chỉ một vài bài viết thế này thì khó lòng thay đổi cách nhìn của giới trẻ về vấn đề "chính trị", đúng không?
3.Hãy chú tâm về lỗi chính tả trước khi post bài nhahihihi. Vì chỉ cần mắc lỗi một chút xíu thôi cũng làm cho người đọc hiểu ko đúng ý mình
Chào bạn Lena!
Trả lờiXóaTrước tiên Dân cám ơn những đóng góp của bạn và D cũng xin nói lên một vài quan điểm của mình khi viết bài viết này:
Thứ nhất: những vấn đề mà mình đưa ra như bạn nói không phải cũ cũng không phải mới nhưng vì mọi người luôn xem đây là vấn đề nhạy cảm nên cố tình né tránh nó, chứ thật ra nó đã và đang là những vấn đề ảnh hưởng trực tiếp cũng như gián tiếp đến cuộc sống của chúng ta, vậy tại sao chúng ta với nhiệt huyết, trí tuệ và khát vọng của tuổi trẻ lại chấp nhận co mình lại mà không nhận ra được sức mạnh thực sự trong mỗi chúng ta. Chúng ta muốn có cuộc sống tự do hạnh phúc, chúng ta muốn tự do thể hiện quan điểm của mình... nhưng chúng ta lại sợ thể hiện quan điểm của mình vì nó là đề tài nhạy cảm, đụng chạm đến lợi ích của một số người khác hay sao? Nếu chúng ta chỉ ngồi một chổ mà ước muốn chứ không tự mình giành lấy cho mình thì Dân tin những mong muốn đó chỉ mãi là mộng mơ mà thôi, bởi vì không ai mang đến cho chúng ta bất cứ cái gì hết. Nói điều này không có nghĩa là mình kêu gọi mọi người làm những việc to tát mà mỗi người hãy cũng nhau làm những việc thật nhỏ thôi, nhiều việc nhỏ sẽ thành việc lớn thôi bạn àh!
Thứ hai: mình biết với một bài viết này có thể thay đổi được gì hết, bởi vì mình cũng chỉ là một người bình thường thôi không có trí tuệ của các vĩ nhân có thể thay đổi thời đại, nhưng mình luôn tin tưởng một điều rằng với một người thì không làm được gì cả nhưng nhiều người cùng làm thì sẽ làm nên những việc to tát, mình viết bài này với hy vọng mọi người sẽ đọc, biết đâu sẽ có người đồng cảm và sẽ tiếp tục viết những bài nhỏ như thế này... như thế nó sẽ lan truyền đến nhiều người hơn nữa, khi đó những hy vọng về sự thay đổi tốt đẹp cho vận mệnh quốc gia sẽ có nhiều cơ hội trở thành hiện thực.
Thứ ba: cho mình xin lỗi vì những lỗi chính tả, đây sẽ là một nhắc nhở quý báu cho mình trước khi viết một văn bản nào, và mình sẽ rà soát và chỉnh sửa lại.!
Rất mong sự hồi âm của bạn!
Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóa