Nghe đến hai từ “Làm đĩ”, tôi chắc chắn 100 con người hết 101 con người nhăn mặt và dị ứng với nó. Những con người được gán cho 2 từ làm đĩ thì họ không thể ngẩng mặt lên mà nhìn đời, nhìn thiên hạ. Chữ con đĩ cũng là từ nặng nề nhất khi dùng để mạt sát lẫn nhau. (thế mà chúng tôi vẫn thường âu yếm gọi nhau bằng từ thằng đĩ con đĩ đối với những đứa bạn thân của mình)
Con đường để đi từ cửa hàng về nhà của tôi phải đi qua con đường nguyễn thị minh khai – huyền trân công chúa để về – con đường được mệnh danh là bãi đáp của bướm đêm.
Thường thì 10h tôi đã đóng cửa hàng, nhưng tối qua thì hơi trễ hơn một chút do ngồi nán lại update cái Itune lên version mới nhất cho cửa hàng. Khi tôi rời cửa hàng thì phố xá đã khá khuya, và những cô gái làng chơi không còn phải e dè nấp vào những khoảng tối loang lổ loà nhoà, hay dưới những tàn cây rũ lá để tránh những ánh đèn đường vàng vọt rọi vào người (nhưng chưa chắc đèn và người, ai vàng vọt hơn ai).
Nhìn những con người với những khuôn mặt vô hồn vật vờ được che dấu sau những lớp phấn son rẻ tiền, những bộ quần áo hở hang đến mức không cần thiết nhưng cũng không thể phô bày được sự tươi tắn và hấp dẫn của những đường cong cơ thể. (tươi tắn gì nổi khi đã bị vùi dập không biết bao nhiêu lần) và những mùi nước hoa rẻ tiền sộc vào mũi.
Những cô gái may mắn hơn do có tí nhan sắc thì có những gã bảo kê mặt mũi hiện rõ chữ không lương thiện đèo trên xe dạo quanh bắt khách. Những cô gái nhiều tuổi hơn hoặc nhan sắc có phần thua chị kém em thì rón rén và e dè núp sau những gốc cây hoặc những chiếc ghế chờ xe buýt đợi khách đến ngã giá.
Người thì câng cáo bất cần đời với đôi môi to son đỏ chót phì phèo điếu thuốc lá khen khét bèo bọt, kẻ thì trôi dạt vô định như những bóng ma từ gốc cây này sang gốc cây kia, kẻ thì ngao ngán uể oải, kẻ thì tuyệt vọng dõi mắt theo những người đi đường như chờ đợi một điều bất ngờ gì đó.
Nhưng nhìn chung tất cả bọn họ đều mang chung một tâm trạng lo lắng và bồn chồn vì 2 lẽ: tối nay liệu có ai chọn mình trong hàng đống những cô gái làm cái nghề như mình ngoài kia, và mình có bị bắt bởi công an hay không.
Đọc báo thấy có nhiều con đường buộc người ta phải làm cái nghề mà phụ nữ thì khinh bỉ, còn đàn ông thì hầu hết là khinh bỉ ra mặt nhưng phần lớn trong số họ lại từng qua lại với 1 cô gái điếm nào đó. Tôi cũng tự hỏi bản thân mình liệu những con người kia là đáng thương hay đáng tội ???
Xét theo lẽ cung cầu trong thuyết kinh tế, làm đĩ cũng là 1 nghề như bao nghề khác. Có cầu ắt có cung. Khi nhu cầu con người cần phải thoả mãn 1 trong 4 nhu cầu tối thiểu của mình, thì chắc chắc phải có nguồn cung cho nhu cầu đó. Thuận mua vừa bán, đó là tiêu chí bất cứ một cuộc mua bán nào. Tôi có cái anh cần mua, anh có tiền để mua, chấp nhận giá cả đưa ra, đó là một cuộc mua bán đã được thành công. Và làm đĩ thì cũng chỉ là một cuộc mua bán trao đổi giữa 1 người đàn ông và 1 người đàn bà.
Xét về tiêu chí nhân quyền. Một cô gái làm đĩ tức là cô ấy buôn bán cái mà được gọi là vốn tự có của mình. Cô ấy không bán cái không thuộc về cô ấy. Cô ấy không ăn trộm, ăn cắp hay bán cái của người khác để thu lợi về mình. Bên cạnh đấy, cơ thể là của cô ấy, cô ấy muốn làm gì đối với cơ thể mình đều thuộc vào phạm trù cá nhân.
Làm đĩ cũng chưa làm ai chết (tôi chỉ nói đến việc mua bán bình thường, chứ không nói đến những người lợi dụng những cô gái điếm để gây ra tội ác). Sida ư, bệnh xã hội ư ….. có cả trăm ngàn con đường khác để khiến bạn dính vào những căn bệnh đó. Bản thân cô gái điếm không phải là nguyên nhân tạo ra những căn bệnh đó. Họ cũng chỉ là nạn nhân của 1 gã đàn ông nào đó, và vô tình lan truyền cho những gã đàn ông ngu xuẩn khác không biết tự bảo vệ mình .
Phá hoại hạnh phúc gia đình người khác ư? Liệu khi 1 người đàn ông đã chán người vợ của mình, thì không có cô gái điếm này, anh ta sẽ vẫn tìm đến 1 người đàn bà khác – không được gọi là gái điếm – nhưng vẫn làm công việc của một cô gái điếm, chỉ khác ở chỗ là không được trả tiền mà thôi.
Vấn đề còn lại chỉ là phạm trù đạo đức. Truyền thống và giáo dục từ ngàn xưa đã dạy cho con người phải căm ghét những cô gái điếm và nghề làm điếm. Phạm trù đạo đức đã khiến con người có cái nhìn ghê tởm về họ và về cái nghề họ đang làm. Và xã hội còn tàn nhẫn đến độ nếu có 1 cô gái điếm nào đấy dù đã cố gắng thoát ra được cái nghề ấy, thì quá khứ vẫn luôn ám ảnh cô và tước đoạt đi của cô bất cứ cơ hội nhỏ nhoi nào nếu người ta biết được cái quá khứ đã từng (dù chỉ 1 lần) làm đĩ của cô.
Tôi không cổ vũ cho những cô gái điếm, tôi cũng không khuyến khích mọi người đi làm điếm. Nhưng bản thân tôi thì dù mình không thích họ và cái công việc mà họ đang làm, tôi cũng không cho phép mình được quyền khinh bỉ và phỉ nhổ vào họ.
Đối với tôi, họ vẫn là những con người, những con người bất hạnh không còn sự lựa chọn nào khác khi phải làm cái nghề mà vạn người ghét, triệu người khinh kể cả đàn ông lẫn đàn bà. Nhưng trong số đó không ít những gã đàn ông đó chỉ cần nghe tới từ con đĩ là vội ngoảnh mặt trề môi, nhưng sau đó thì vẫn lén lút qua lại mua bán với họ để rồi sau khi thoã mãn xong thì lại quay sang khinh bỉ chính người vừa mới ôm ấp trong tay.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Nhãn
Copyrights @ Journal 2014 - Designed By Templateism - SEO Plugin by MyBloggerLab
Đối với tôi, họ vẫn là những con người, những con người bất hạnh không còn sự lựa chọn nào khác khi phải làm cái nghề mà vạn người ghét, triệu người khinh kể cả đàn ông lẫn đàn bà.” <== Mình ủng hộ câu nói này, ko ai muốn mình lội xuống bùn dơ để cho xã hội khinh bỉ cả. Nhưng để mọi người chấp nhận nó ko phải là một vấn đề nhỏ
Trả lờiXóatoi van coi ho la motj con nguoi dung nghia, nhung neu luat phap nghiem minh hon, tham nhung, tham quyen bot di, long tham cua con nguoi mat di thi se khong con hienj tuong do. Con long tham la con nhieu cai dang phai ban.
Trả lờiXóaLàm đĩ cũng được gọi là một nghề, họ-những con người đã bán thân xác của mình để lấy tiền nuôi sống bản thân. Nhưng còn có bao nhiêu nghề khác để họ có thể kiếm sống mà không bị xã hội lên án kinh bỉ. Tại sao vậy ? Tại vì họ không muốn bỏ sức lao động ra, họ không muốn dãi nắng dầm sương. Chẳng ai đẩy họ vào hoàn cảnh phải đi làm đĩ cả, đó chính là do bản thân họ muốn vâỵ thôi. Những người làm culy cửu vạn làm quần quật từ sáng đến tối mịt, đồng tiền họ nhận được chẳng đáng bao nhiêu. Thế nhưng họ vẫn làm việc vẫn sống và được xã hôị công nhận.
Trả lờiXóaTÔI NGHĨ TẤT CẢ VÌ ĐỒNG TIỀN….ĐÓ LÀ HỆ QUẢ CỦA SỰ NGHÈO ĐÓI CỦA XÃ HỘI…
Trả lờiXóaCó lẽ những ngừơi chúng ta phải tự hỏi cái gì đã đưa họ đến hoàn cảnh như vậy. Số phận họ không may mắn hơn chúng ta thôi. Bạn thật tốt khi nghĩ một cách đúng đắn về hoàn cảnh những người như vậy. Chào bạn
Trả lờiXóaThân
Trả lờiXóaPháp luật nghiêm cáp cũng chỉ là mong chúng ta giảm bớt sự khi thường người phụ nữ !Làm tăng giá trị của họ nhưng cuộc đời thì đâu có dễ dàng vậy ...Họ phải sống khi lý trí và sức lực không thể nuôi họ ..Bần cùng sinh đạo tặc vậy thôi !
Nếu tôi không tiền không việc làm tôi sẽ làm cướp .Vì tôi không còn biết làm gì nữa cả ...
Thân
Trả lờiXóaPháp luật nghiêm cáp cũng chỉ là mong chúng ta giảm bớt sự khi thường người phụ nữ !Làm tăng giá trị của họ nhưng cuộc đời thì đâu có dễ dàng vậy ...Họ phải sống khi lý trí và sức lực không thể nuôi họ ..Bần cùng sinh đạo tặc vậy thôi !
Nếu tôi không tiền không việc làm tôi sẽ làm cướp .Vì tôi không còn biết làm gì nữa cả ...
TÔI NGHĨ TẤT CẢ VÌ ĐỒNG TIỀN….ĐÓ LÀ HỆ QUẢ CỦA SỰ NGHÈO ĐÓI CỦA XÃ HỘI…
Trả lờiXóaĐối với tôi, họ vẫn là những con người, những con người bất hạnh không còn sự lựa chọn nào khác khi phải làm cái nghề mà vạn người ghét, triệu người khinh kể cả đàn ông lẫn đàn bà.” <== Mình ủng hộ câu nói này, ko ai muốn mình lội xuống bùn dơ để cho xã hội khinh bỉ cả. Nhưng để mọi người chấp nhận nó ko phải là một vấn đề nhỏ
Trả lờiXóa