Thứ Ba, 19 tháng 5, 2009

Yêu!

Share
Chậc chậc ! Ngày Valentine' Day 14/02 đã qua mà đi nói chuyện yêu coi bộ không ăn khách rồi ! Khổ nổi ở tuổi thanh niên ngoài chuyện học, chuyện đi làm… thì yêu thì chiếm vị trí quan trọng không kém trong đời sống bạn trẻ. Cho nên bàn về Yêu thì chắc chắn sẽ có người ghé xem !

Vả lại cái sự học là chuyện lâu dài, gian nan. Gặp bạn hữu, trời nắng cũng như khi mưa, lúc nào cũng xanh như tàu lá vì hai chữ « gạo bài », chưa kể còn phải chạy show, làm thêm chỗ này chỗ kia. Cho nên ngày đầu Xuân luận bàn về « Yêu » là hay nhất !

Bậy bậy ! Đừng hiểu lầm mình làm việc cho Phòng Tư Vấn Tình Yêu tranh thủ nhào vô đây tác nghiệp ! Ban Biên Tập làm việc cực kỳ nghiêm túc ! « Đừng có nói chuyện linh tinh, lung tung ở đây nhé bạn! » chị biên tập viên đã rào trước đón sau với mình như vậy rồi !

Ở trường phổ thông cơ sở, cho dù ngồi đúng lớp hay nhầm lớp, ai ai cũng phải thuộc nằm lòng 5 điều
Yêu tổ quốc, yêu đồng bào.
Học tập tốt.


Không cần đi sâu vào phân tích đã thấy thiếu một điều cơ bản nhất, quan trọng nhất cần đặt lên trên tất cả đó là :
« Yêu Mẹ Cha, kính Ông Bà »
Cha Mẹ là người sinh dưỡng công thành, con nhỏ thì lo từng chén cháo, bình sữa, khi con chập chững đến trường đi học, hoàn cảnh khó khăn như thế nào cũng lo cho con tấm áo trắng, cuốn vở sạch, khi con ốm đau nóng sốt, lòng cha mẹ như trên lửa than …Là con thì nhất định phải xem việc Yêu Cha Mẹ, kính Ông Bà lên hàng đầu là vậy !

Về phần Yêu nước (hay là Yêu tổ quốc, yêu đồng bào) ai mà chẳng yêu, dân xứ nào chẳng như vậy ! Nhưng Việt Nam quả là một ngoại lệ, nhìn lại lịch sử nước nhà, trãi qua 3 kỳ Bắc thuộc trong gần 1000 năm *, mặc cho chính sách đồng hóa của Trung Quốc, như bắt
người Việt phải theo kiểu người Trung Quốc, từ cách ăn mặc, học hành, đến việc cúng tế, ấy thế mà cha ông ta vẫn không hề khuất phục, chẳng những biên cương, đất đai được bảo toàn, mà văn hóa bản sắc dân tộc còn được gìn giữ rất nhiều. Lòng yêu nước của đấng tiền nhân quả thật đáng khâm phục.

Trong vòng 2 thập kỷ từ năm 1964 cho đến 1975, cuộc xung đột giữa hai miền Nam Bắc được hậu thuẫn của hai khối cộng sản và Mỹ cùng đồng minh gồm các nước tự do, lòng yêu nước được cả hai bên đưa ra để động viên cổ vũ các chiến binh ngoài mặt trận **. Cũng vì tiếng gọi của Tổ Quốc, mà thanh niên cả hai miền đã tạm gác lại những toan tính lập thân trên giảng đường đại học, trong hãng xưởng… để cống hiến tất cả tuổi thanh xuân để bảo vệ lý tưởng mà phía bên nào cũng cho rằng, đó mới là chân chính nhất, cao đẹp nhất !

Có tiếp xúc với nhiều người Việt ở hải ngoại mới thấy lòng yêu nước của họ. Chẳng những không phai mờ qua năm tháng sống ở xứ người mà còn được cũng cố bằng các hoạt động từ thiện giúp đỡ các trẻ em đường phố, các nạn nhân bị thiên tai bão lụt nơi quê nhà. Ai đi dự lễ Tết tại Nam Cali vừa qua, cũng vô cùng cảm động khi nghe tiếng sáo của một cụ bà đã trên 80 tuổi, trong chiếc áo bà ba giản dị, đầu đội chiếc nón lá, bà cụ đã vui vẻ thổi sáo với mục đích kiếm tiền làm việc từ thiện.

Các học sinh, sinh viên, trí thức được cơ hội đi học, tham quan, nghiên cứu ở nước ngoài…hầu như người nào, ít nhiều gì cũng bị lòng yêu nước dằn xé, khi thấy đất nước bị thua kém rất nhiều anh em bè bạn. Trong khi công bằng mà nói, sức học trình độ người mình chả thua kém ai, nếu không nói là hơn, là vượt trội.
Nhưng than ôi ! Cơ hội cống hiến thì quá ít !? Chuyện kỹ sư, tiến sĩ…đỗ cao, đạt bằng cấp có giá trị ở nước ngoài đến khi về nhà không được xử dụng đúng khả năng, chế độ đãi ngộ thấp kém…đã làm chùn bước không ít trí thức trẻ tính chuyện « Bái Tổ Vinh Quy »mong muốn đem tài năng giúp ích cho nước nhà.

Thời đại thông tin mở rộng, bằng Internet, không ít thanh niên đã thực hiện những cuộc du lịch Net từ Đông sang Tây, từ Nam lên Bắc. Mặc dù cuộc thăm thú tìm hiểu chỉ bằng Net, nhưng đủ để thấy được rằng những gì họ được giáo dục, truyền dạy trong trường từ bấy lâu nay về ý thức hệ cần phải hiệu chỉnh lại nếu không muốn nói là phải thay đổi hoàn toàn.

Nếu như trước kia lòng yêu nước được huấn dụ như sự tuyệt đối phục tùng chế độ, nhà nước, đảng cộng sản, thì sau khi tìm hiểu các tư liệu dân chủ qua công cụ tìm kiếm Google, hoặc tranh luận với những bạn trẻ khác trên thế giới mang tư tưởng khác nhau thông qua các forum tiến bộ thì lòng yêu nước được nâng cấp lên trên một mức độ cao hơn :

Yêu nước ngày nay không phải chỉ là những đóng góp tài năng, công sức cho sự phát triển của quốc gia…mà còn phải biết đóng góp, phải biết xây dựng, phê phán, kiên trì tranh đấu để thay đổi sự độc quyền, độc tài trong lãnh đạo của thể chế hiện tại.

1. Bắc thuộc lần thứ nhất (110 TCN - 541) 2. Bắc thuộc lần thứ hai (602 - 939) 3. Bắc thuộc lần thứ ba (1407 - 1418)
Bằng không, lòng yêu nước chân chính sẽ bị lợi dụng, phục vụ cho những lòng yêu nước giả hiệu che dấu các tính toán…cục bộ, cá nhân !
Việt Quốc

*Từ Bắc thuộc chỉ thời kỳ
Việt Nam bị đặt dưới quyền cai trị của các triều đình Trung Quốc, nghĩa là thuộc địa của Trung Quốc. Có ba thời kỳ Bắc thuộc:
Thông thường, người ta hay dùng từ Bắc thuộc để chỉ giai đoạn hơn một nghìn năm từ khi
Triệu Đà thôn tính nước Âu Lạc của An Dương Vương (207 TCN) cho đến khi Ngô Quyền giành lại độc lập từ nhà Nam Hán (938); nghĩa là gộp hai lần Bắc thuộc thứ nhất và thứ hai. Trong thời gian này Việt Nam (Giao Chỉ) bị đặt dưới quyền cai trị của các triều đình: nhà Triệu, nhà Tây Hán, nhà Đông Hán, nhà Ngô, nhà Tống, nhà Tấn, nhà Tề, nhà Lương, nhà Tùy, nhà Đường, Nam Bắc triều phân tranh của Trung Quốc, và chỉ có vài thời gian độc lập ngắn ngủi như thời kỳ Hai Bà Trưng (40-43), thời kỳ Lý Bí với nước Vạn Xuân (541-602). (theo http://vi.wikipedia.org/)

** Cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn đã làm từ 2 đến 3 triệu người Việt chết, tổn thất từ phía các nước ngoài tham gia cuộc chiến rất lớn (58.000 lính Mỹ thiệt mạng, hơn 153.000 người bị thương. Vào khoảng từ 4.400 đến 5.000 binh sĩ
Đại Hàn bị chết; Úc khoảng 500 chết và hơn 3.000 bị thương; New Zealand 38 chết và 187 bị thương. Cơ sở hạ tầng của xã hội Việt Nam, tại cả hai miền, bị phá hoại gần hết và, đáng kể nhất, đã gây chia rẽ hận thù rất sâu sắc giữa người Việt với nhau. (theo http://vi.wikipedia.org)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét