Thứ Tư, 20 tháng 5, 2009

Hải chiến Hoàng Sa 1974 (Tâm sự của nhân chứng)

Share


TÂM SỰ CỦA NHÂN CHỨNG HẢI CHIẾN HOÀNG SA 1974

(Tâm sự của cựu trung tá hải quân Saigon Vũ Hữu San, hạm trưởng khu trục hạm Trần Khánh Dư HQ-04 , người trực tiếp tham dự trận hải chiến Hòang Sa và chứng kiến mảnh đất này rơi vào tay hải quân Trung Quốc ngày 19-1-1974)

"Quần đảo Hoàng Sa phần Đông-Bắc có đảo Phú Lâm đã mất vào tay Trung Quốc 40 năm trước đây, phần Đông-Nam còn lại nhóm Trăng Khuyết có đảo Hoàng Sa cũng bị cưỡng chiếm trọn sau ngày 19-1-1974.

Hai mươi năm sau, một trăm hay nhiều ngàn năm sau nữa, người Việt và hậu sinh vẫn không hiểu hay hình dung được thế nào mà Hoàng Sa đã mất. Năm tháng qua mau, soi mòn ký ức nếu như cứ lần lữa không ghi chép lại thì tất cả sự thật lịch sử sẽ chìm sâu trong đáy sâu thăm thẳm thời gian.
Sau này có còn ai người cảm thông cho nỗi cô đơn này!


Chưa có một tài-liệu, sách truyện nào viết đủ chi tiết về biến cố Hoàng Sa. Việt sử sẽ không đầy đủ nếu như còn để một khoảng trống cho trận Hải-chiến đầu tiên ngoài biển lớn này. Thực sự mà nói, kể từ khi lập quốc, chúng ta nhiều lần giang chiến và đôi lần duyên chiến cách bờ vài ba hải lý, nhưng thực xứng danh hải chiến thì Hoàng Sa là lần thứ nhất của Việt tộc và cũng là lần thứ nhất xảy ra ở Biển Đông với quân số đôi bên tham dự hàng ngàn người.

Chúng ta không có tham vọng làm một cuốn sử, nhưng tư cách người thủy thủ khi về già thúc đẩy chúng ta viết lại những gì là thực, ít nhất là thời gian, không gian, biến chuyển cho chính xác. Bài học lịch sử nào cũng đáng giá trong tương lai mà !

Hy vọng mai này ta chỉ cho con hay cháu ít dòng trong đó để chúng đọc và biết rằng cha hay ông của chúng lúc đó bắn súng, chạy radar, lái tàu, truyền-tin hay điều-khiển máy… ở Hòang Sa.
Nhiều biến chuyển lớn tương tự có liên hệ đến dân tộc đã không được ghi chép lại. Hẳn các bạn đồng ý cùng chúng tôi là biến cố Hoàng Sa không phải quá nhỏ bé để bị mọi người Việt Nam hôm nay và ngày mai quên lãng."


KHÔNG THỂ CHẤP NHẬN ĐƯỢC.

"Quốc vụ viện Trung Quốc vừa phê chuẩn việc lập thành phố Tam Sa, nhằm trực tiếp quản lý các quần đảo trên biển Đông, trong đó Hòang Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Điều này là không thể chấp nhận được !

Phản ứng “rất ngọai giao” của người phát ngôn bộ ngọai giao Việt Nam dường như chưa thể nói lên sự quan tâm đặc biệt , kèm theo bất bình của công luận Việt Nam vài ngày qua. Còn nhớ: 19 năm trước, vào tháng 4 năm 1988, Trung Quốc cũng đã thông qua một nghị quyết thành lập tỉnh Hải Nam, trong đó bao gồm cả Hòang sa và Trường Sa của Việt Nam. Ngay sau đó trên Tuổi Trẻ , nhà báo Đòan Khắc Xuyên gọi đó là một “nghị quyết ăn cướp, sau những hành động ăn cướp”.

Đúng vậy !
Nghị quyết nói trên được thông qua một tháng sau ngày 14-3-1988. Đó là cái ngày hải quân Trung Quốc dùng vũ lực xâm chiếm các đảo ở Trường Sa. Họ đã bắn chìm 3 tàu vận tải của hải quân VN. 74 chiến sĩ quân đội nhân dân VN hy sinh giữa biển khơi. Và xa hơn một chút, ngày 19-1-1974, hải quân Trung Quốc cũng đã dùng nhiều chiến hạm và phi cơ cưỡng chiếm tòan bộ Hòang Sa. Trong trận hải chiến lịch sử và không cân sức này, 58 binh sĩ quân đội Saigon đã ngã xuống , nhưng không giữ được mãnh đất thiêng liêng của ông cha. Hòang Sa từ ấy rơi vào tay Trung Quốc.

Nhưng vẫn chưa đủ, từ năm 1976 phía Trung quốc luôn tìm cách thu tóm Trường Sa bằng quân lực, và thực tế họ đã xâm chiếm được nhiều đảo bằng cách ấy. Gần đây nhất, Trung Quốc tiếp tục thực hiện những cuộc tập trận ở Hòang Sa, mở tour du lịch Hòang Sa, xây dựng hải cảng, sân bay và các công trình quân sự trên những hòn đảo thuộc chủ quyền Việt Nam

Không khó để đóan được đằng sau những hành động đó là gì.

Cho dù đó là gì đi nửa, chúng ta trước sau vẫn chỉ có một câu trả lời: Hòang Sa, Trường sa là lảnh thổ của Việt Nam và mãi mãi là như thế ! Những người đi trước đã ngã xuống vì mảnh đất này và do vậy, chúng ta cũng sẽ không lãng quên điều ấy. Và chúng ta cũng không cho phép ai thay đổi lịch sử, thay đổi bản đồ Việt nam !

Và xin bạn, mỗi ngày mở trang 2 báo Tuổi Trẻ, trong mục dự báo thời tiết, hãy xem Hòang sa Trường sa chúng ta bao nhiêu độ ? Nơi ấy nắng ấm, mưa bão thế nào ?
Như chưa hề có cuộc chia ly…"

2 nhận xét:

  1. Tên Con Là HOÀNG SA

    Hướng về phía Tây, biển xa tít tắp,
    Từng đàn hải âu bay về chốn sương mây
    Ráng dương đỏ chìm dần trong vô tận
    Gió bùng lên lùa sóng vỗ miên man

    Con khẽ hỏi tại sao kia bố
    Đặt tên con là Trần thị Hoàng Sa???
    Mỗi độ Xuân sang, bố lại dẫn con ra biển
    Để kỷ niệm ngày sinh nhật của con

    "Bé con " ạ, con ghi lời bố nhé
    Đời bố sẽ thừa nếu thiếu biển, thiếu con
    Ba mươi năm chĩu nặng mối ưu hờn
    Con đã đem lại cho bố vạn niềm an ủi

    Con làm bố nhớ những chàng trai trẻ
    Dâng tuổi thanh xuân phục vụ dưới cờ
    Nhớ biển trời xanh phấp phới ánh vàng son
    Niềm kiêu hãnh là cháu con Trần Quốc Tuấn

    Con làm bố nhớ quãng đời hồ hải
    Giãi nắng tuần dương gìn giữ đất ông cha
    Nhớ trứng chim, phốt phát Hoàng Sa
    Nhớ những giọt mồ hôi dựng bia trấn đảo

    Ngày hôm ấy, giặc lén cắm cờ đỏ đảo
    Quân ta tràn lên dựng lại ngọn cờ vàng
    Ghì súng gươm hùng khí ngất trời xanh
    Giặc nổ súng, bãi cát vàng nhuốm máu

    Hải pháo ta nổ dòn công kích địch
    Trực xạ đài chỉ huy, tướng Tầu nát xác
    Lưới đạn giăng vây quân thù truyền kiếp
    Tầu giặc chìm dần, sôi sục Biển Đông

    Ngày hôm ấy cũng là ngày định mệnh
    Thuỷ thủ đoàn cùng Hạm Trưởng Nguỵ Thà
    Chìm theo tầu bảo vệ đảo thiêng
    Cột mốc muôn năm mang hồn Nhật Tảo*

    Sinh nhật của con, hãy đơm hoa hy vọng
    Thế hệ đồng vai con gánh vác non sông
    Xiết chặt mối keo sơn, kết đoàn dân tộc
    Đuổi sạch quân thù , giành lại giang sơn

    Con của Bố là bia chủ quyền sống
    Của mẹ con và các chú bác con
    Ngày mai kia giành lại đảo Cát Vàng
    Con sẽ là người mang hoa dâng Đảo

    Cát Vàng

    San Diego, Đông 2003

    Chú thích:

    *Ngày 19/1/1974 là ngày thất thủ Hoàng Sa, một số các cháu bé, con của các chiến hữu Hải Quân sinh vào ngày này
    được đặt tên là Hoàng Sa, để thương tiếc phần máu thịt của tổ quốc đã bị giặc Tầu cưỡng chiếm. Cháu Trần thị Hoàng Sa hiện nay là một Luật Sư của thành phố Sydney, Australia

    Trả lờiXóa
  2. Tên Con Là HOÀNG SA

    Hướng về phía Tây, biển xa tít tắp,
    Từng đàn hải âu bay về chốn sương mây
    Ráng dương đỏ chìm dần trong vô tận
    Gió bùng lên lùa sóng vỗ miên man

    Con khẽ hỏi tại sao kia bố
    Đặt tên con là Trần thị Hoàng Sa???
    Mỗi độ Xuân sang, bố lại dẫn con ra biển
    Để kỷ niệm ngày sinh nhật của con

    "Bé con " ạ, con ghi lời bố nhé
    Đời bố sẽ thừa nếu thiếu biển, thiếu con
    Ba mươi năm chĩu nặng mối ưu hờn
    Con đã đem lại cho bố vạn niềm an ủi

    Con làm bố nhớ những chàng trai trẻ
    Dâng tuổi thanh xuân phục vụ dưới cờ
    Nhớ biển trời xanh phấp phới ánh vàng son
    Niềm kiêu hãnh là cháu con Trần Quốc Tuấn

    Con làm bố nhớ quãng đời hồ hải
    Giãi nắng tuần dương gìn giữ đất ông cha
    Nhớ trứng chim, phốt phát Hoàng Sa
    Nhớ những giọt mồ hôi dựng bia trấn đảo

    Ngày hôm ấy, giặc lén cắm cờ đỏ đảo
    Quân ta tràn lên dựng lại ngọn cờ vàng
    Ghì súng gươm hùng khí ngất trời xanh
    Giặc nổ súng, bãi cát vàng nhuốm máu

    Hải pháo ta nổ dòn công kích địch
    Trực xạ đài chỉ huy, tướng Tầu nát xác
    Lưới đạn giăng vây quân thù truyền kiếp
    Tầu giặc chìm dần, sôi sục Biển Đông

    Ngày hôm ấy cũng là ngày định mệnh
    Thuỷ thủ đoàn cùng Hạm Trưởng Nguỵ Thà
    Chìm theo tầu bảo vệ đảo thiêng
    Cột mốc muôn năm mang hồn Nhật Tảo*

    Sinh nhật của con, hãy đơm hoa hy vọng
    Thế hệ đồng vai con gánh vác non sông
    Xiết chặt mối keo sơn, kết đoàn dân tộc
    Đuổi sạch quân thù , giành lại giang sơn

    Con của Bố là bia chủ quyền sống
    Của mẹ con và các chú bác con
    Ngày mai kia giành lại đảo Cát Vàng
    Con sẽ là người mang hoa dâng Đảo

    Cát Vàng

    San Diego, Đông 2003

    Chú thích:

    *Ngày 19/1/1974 là ngày thất thủ Hoàng Sa, một số các cháu bé, con của các chiến hữu Hải Quân sinh vào ngày này
    được đặt tên là Hoàng Sa, để thương tiếc phần máu thịt của tổ quốc đã bị giặc Tầu cưỡng chiếm. Cháu Trần thị Hoàng Sa hiện nay là một Luật Sư của thành phố Sydney, Australia

    Trả lờiXóa