Một cuốn sách đáng đọc, dù bạn là một người nguyên cứu về tôn giáo (Phật, Hồi, Hindu, Thiên Chúa...) hoặc đơn giản là một người thích đọc tiểu thuyết tâm linh huyền bí, nó logic, lôi cuốn và hấp dẫn không kém những tác phẩm tiểu thuyết lừng danh khác....
----
“Rất khó để học giả bình thường viết được một quyển sách đầy tính triết lý nếu không phải là một hành giả đã tiến xa trên con đường thiền định”, một đọc giả nhận xét về Nguyên Phong.
-----
Poven Leace, một trong hai dịch giả quyển sách của Nguyên Phong, nói rằng rất nhiều bạn bè người Việt đã giới thiệu với ông cuốn HTVPĐ và nhận xét “nó đã làm thay đổi nhận thức” của họ. Poven Leace đã tìm đọc và nói rằng nó làm tác động mạnh mẽ đến tinh thần và trí tuệ của ông.
“Hành trình về phương Đông” (HTVPĐ), quyển sách có đề tài tâm linh huyền bí, viết về cuộc hành trình hội ngộ kỳ lạ giữa những học giả Anh với các vị thầy tâm linh ở Ấn Độ do Baird T Spalding chấp bút. Nó nổi tiếng ở Việt Nambởi đã đánh thức sự giác ngộ của không ít người và được xem là quyển sách có đề đài tài tâm linh hay nhất hiện nay. Nhưng mới đây, theo thông tin từ trang web bairdtspalding.org, ông Baird T Spalding chưa từng viết quyển sách nào có nội dung như vậy và họ nói HTVPĐ chính là cuốn tiểu thuyết của Nguyên Phong.
Quyển HTVPĐ được Nguyên Phong chuyển ngữ vào khoảng những năm 1970, xuất bản năm 1984, sau khi ông tìm được sáu quyển hồi ký ghi lại cuộc hành trình đến Ấn Độ của các giáo sư trường Đại họcOxford. Tập sách được xuất bản vào năm 1924 bởi Adyar, một nhà in ở Ấn Độ và lưu trữ tại thư việnSan Diego.
Trang bairdtspalding.org khẳng định, Spalding chưa từng viết quyển sách nào có tên là “Hành trình về phương Đông” và quyển sách đầu tiên của tác giả người Mỹ chỉ được xuất bản tại quê nhà vào năm 1924. Có nhiều dữ kiện từ quyển sách cho thấy nó không trùng khớp với tiểu sử của Spalding và rõ ràng đây là một sản phẩm hư cấu của dịch giả Nguyên Phong.
Trang mạng này nói rằng, trước năm 1894 Spalding chưa đến Ấn Độ và họ không tìm thấy tài liệu nào để chứng tỏ Spalding từng viết quyển HTVPĐ. Spalding viết tất cả bốn tập sách, quyển đầu tiên xuất bản ởSan Franciscovào năm 1924, sau đó xuất bản thêm ba tập trước khi ông qua đời vào năm 1952, hai quyển cuối cùng được nhà xuất bản tuyển chọn từ các bài báo ông viết trước đây.
Cuốn HTVPĐ miêu tả Spalding sinh ra tại nước Anh vào năm 1857 và khởi hành chuyến viếng thăm Ấn Độ từ Anh là không có thật. Spalding không phải là giáo sư hay tiến sĩ và hồ sơ tại các trường Cornell, Stanford vàBerkeleykhông có tên ông đăng ký học. Nếu như có một chuyến đi do các trường đại học tài trợ thì hồ sơ của nó chắc vẫn còn tồn tại nhưng bairdtspalding.org thông báo đã không tìm được manh mối nào cho thấy có một sự kiện như thế diễn ra.
Paul Brunton, học giả nghiên cứu thần học, được đề cập như là một người đồng hành cùng Spalding trong chuyến đi đến phương Đông đã bác bỏ sự gán ghép này trong bài viết của mình. Brunton được sinh ra vào năm 1898, còn thời điểm Spalding đi Ấn Độ là vào năm 1894.
Một nhân vật khác cũng xuất hiện trong quyển HTVPĐ là Walter Evans-Wentz, vị giáo sư chuyên ngành Phật giáo của trường Đại học Stanford. Ông này sinh vào năm 1878 ở New Jersey, có chuyến đi Ấn Độ đầu tiên vào năm 1910 và bairdtspalding.org nói họ không tìm thấy thông tin về chuyến đi như cuốn HTVPĐ miêu tả.
Nếu bạn đọc đã từng xem qua quyển “Phương Đông huyền bí” của Paul Brunton thì sẽ thấy có nhiều chi tiết giống như cuốn HTVPĐ. Và có lẽ Nguyên Phong đã lấy cảm hứng từ tập sách này cùng với bốn tập “Life and Teaching of the Masters of theFar East” của Spalding, để phóng tác ra cuốn HTVPĐ đầy hấp dẫn.
HTVPĐ được dịch sang tiếng Anh
Dù có quan điểm xem cuốn HTVPĐ không phải do Spalding viết ra, trang bairdtspalding.org cũng thừa nhận quyển sách của Nguyên Phong phóng tác là rất hấp dẫn và đáng đọc. Cho đến hiện nay đã có hai phiên bản tiếng Anh của cuốn HTVPĐ và nó được độc giả phương Tây đón nhận rất nồng nhiệt.
Poven Leace, một trong hai dịch giả quyển sách của Nguyên Phong, nói rằng rất nhiều bạn bè người Việt đã giới thiệu với ông cuốn HTVPĐ và nhận xét “nó đã làm thay đổi nhận thức” của họ. Poven Leace đã tìm đọc và nói rằng nó làm tác động mạnh mẽ đến tinh thần và trí tuệ của ông.
Sự hấp dẫn của cuốn HTVPĐ đã thúc đẩy Poven Leace có ý định giới thiệu cuốn sách này cho các nghiên cứu sinh người Mỹ do ông giảng dạy, tìm kiếm nguyên bản tiếng Anh và bỏ công liên hệ với dịch giả. Nhưng đến giờ này Poven Leace vẫn không tìm thấy bản gốc và cũng không thể liên lạc được với Nguyên Phong.
Poven Leace cho biết trong tập HTVPĐ được xuấn bản bởi nhà tin ABC ở California, có vài dòng ngắn về tiểu sử tác giả tiết lộ Nguyên Phong chính là bút danh của Vu Van Du.
Một cuốn sách đáng để đọc
Trong phần phản hồi trên trang bairdtspalding.org, nhiều độc giả Việt Namvà nước ngoài cho biết dù cuốn HTVPĐ có nguồn gốc từ đâu thì đây là một cuốn sách rất đáng đọc. Một quyển sách hay hiếm hoi có chủ đề về tâm linh của một tác giả (dịch giả) người Việt đã vượt ra khỏi giới hạn ngôn ngữ của nó, đi xa hơn mục đích mà tác giả mong đợi.
“Rất khó để học giả bình thường viết được một quyển sách đầy tính triết lý nếu không phải là một hành giả đã tiến xa trên con đường thiền định”, một đọc giả nhận xét về Nguyên Phong.
HTVPĐ cũng là quyển sách đã đánh thức và dẫn dắt người viết đi vào con đường tâm linh như hôm nay. Với những gì đã xảy ra, ĐBN nghĩ rằng HTVPĐ không phải là một tác phẩm có quá nhiều chi tiết hư cấu.
Tổng hợp từ Internet
Nguồn: http://dobatnhi.com/2011/09/05/su-that-ve-quyen-hanh-trinh-ve-phuong-dong/
Dù gì thì nói thì quyển sách rất hay, cho dù mọi người bảo là bịa đặt hay dàn xếp thì tôi vẫn yêu nó.Vì Nó đã thay đổi cuộc sống của tôi, tôi lôi kính trọng cuốn sách, luôn đọc nó với sự thành kính nhất.Một lần nữa tôi xin cảm ơn người dịch và viết, dù mọi người có nói gì thì cuốn sách đã cho tôi thế giới mới, thế gới bình an đáng sống hơ.
Trả lờiXóaCó hơi buồn một chút nếu nó không phải là sự thật, nhưng dù sao những triết lý trong cuốn HTVPĐ cũng đã giúp cho những ai đã đọc cuốn sách thấy được sự hiện hữu của Thượng Đế là có thật và chỉ ra con đường để đến gần ngài và hiểu ngài. Tôi yêu cuốn sách vì nó logic không giống như những cuốn sách khác có sự mẫu thuẫn giữa các chi tiết trong cùng một nội dung.Xin chân thành cảm ơn tác giả!
Trả lờiXóaCó hơi buồn một chút nếu nó không phải là sự thật, nhưng dù sao những triết lý trong cuốn HTVPĐ cũng đã giúp cho những ai đã đọc cuốn sách thấy được sự hiện hữu của Thượng Đế là có thật và chỉ ra con đường để đến gần ngài và hiểu ngài. Tôi yêu cuốn sách vì nó logic không giống như những cuốn sách khác có sự mẫu thuẫn giữa các chi tiết trong cùng một nội dung.Xin chân thành cảm ơn tác giả!
Trả lờiXóaBa chữ: sách nhảm nhí
Trả lờiXóaChính xác
XóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaQuyển sách giúp chúng ta Thức Tỉnh trí huệ kinh khủng
Trả lờiXóaQuyển sách giúp chúng ta Tỉnh Thức
Trả lờiXóaQuyển sách rất giá trị
Trả lờiXóaHư cấu quá nhiều. Mạo danh cả một tổ chức khoa học với các nhân vật là khoa học gia để giao giảng các vấn đề huyễn hoặc không có thật phi biện chứng logic.Tác giả Nguyễn Phong không dám xuất đầu lộ diện mà phải mai danh ẩn tích vì còn chút liêm sỉ với chính mình.
Trả lờiXóaTôi thật không hiểu sao ai ai cũng nói quyển sách này hay, tôi đã cố gắng đọc nhưng càng đọc tôi càng thấy chán.
Trả lờiXóaSách hư cấu nhưng lại cố gắng thuyết phục không phải hư cấu (dùng ngôn ngữ khoa học, các nhà khoa học, Havard, ...), đề cao minh triết phương đông nhưng mỗi nội dung lại lấy khoa học ra giải thích, cách giải thích lại rất mơ hồ và lưng chừng, đúng kiểu phải mở lòng, chấp nhận không phán xét thì mới đọc được. (kiểu như nói chuột thành mèo thì cố gắng nhìn ra con mèo, đừng thắc mắc, đừng phản biện... phải như thế mới tiếp thu được).
Dẫn dắt ban đầu là nhóm nhà khoa học phương tây, với tư duy phản biện không tin vào những điều huyền bí của phương đông, nhưng đọc tới phần ông đạo sỹ xem tử vi, nói vài ba thứ về quá khứ mà cả đoàn như được giác ngộ (ủa ủa, nhà khoa học gì mà dễ dãi và dễ lừa vậy).
Đọc xong thấy mấy ông đạo sỹ giống như mấy ông đa cấp chém quá đà, mấy ông giáo sư thì nửa vời, cả tin, kiến thức kém nên cả tin dễ dụ, một quyển sách chán ơn là chán.
Sách hay một phần là do nói dóc nhưng dù gì cũng giúp con người hướng thiện. Một số chi tiết rất hài, giải nobel bắt đầu vào năm 1901, nhưng những tên tuổi của một số nhà khoa học đi qua ấn độ trước năm này, trong phần dẫn dắt có người bác sĩ thì từng được đề cử giải Nobel về y khoa. Và một số chi tiết nếu chúng ta nhin nhận cấn thận thì có phần hư cấu.
Xóa🤣🤣🤣 Chữ Duyên cả! Trước khi tìm đọc cuốn sách này thì tôi đã có khá nhiều trải nghiệm (so với người bình thường không dính dáng gì đến tâm linh) về nhận thức và tâm linh... Cuốn sách cũng hay tác giả như muốn mượn truyện để cảnh tỉnh 1 số người gọi là có Duyên đi!? Và ai vô duyên thì có cố chấp moi móc từng chi tiết hoặc kẽ hở trong truyện vẫn không thấy gì ngoài truyện...
Trả lờiXóaBịa😉