Người giới thiệu: Huynh Long
Tác phẩm "Life and Teaching of the Masters of the Far East" (1935), hồi ký của Dr. Baird T. Spalding (1857 - 1953). Một phần của hồi ký đã được Nguyên Phong chuyển ngữ với tựa đề Hành Trình Về Phương Đông.
Nguyên tác có tất cả sáu quyển ghi nhận đầy đủ về cuộc hành trình gay go nhưng lý thú và tràn đầy sự huyền bí ở Ấn độ, Tây Tạng, Trung Hoa và Ba Tư. Ba quyển đầu ghi lại những cuộc thám hiểm của phái đoàn từ Anh sang Ấn, sự gặp gỡ giữa phái đoàn và những vị thầy tâm linh sống ở Á châu, và ở dãy Hy Mã Lạp Sơn. Ba quyển sau là những ghi nhận riêng của giáo sư Spalding về các cuộc hành trình. Sự trao đổi kiến thức giữa phái đoàn và các vị thầy tâm linh, với bản tường trình của phái đoàn đã đưa đến những cuộc tranh luận sôi nổi. Cuối cùng thì ba người trong phái đoàn đã trở lại Ấn độ sống đời ẩn sĩ. Hồi ký của giáo sư Spalding là một công trình nghiên cứu nghiêm túc với nhiều dữ kiện được phái đoàn ghi nhận đầy đủ một cách khoa học, và cho đến nay vẫn còn nhiều độc giả hâm mộ, nhiệt liệt tán thưởng các quyển hồi ký này.
Lưu ý khi đọc
Mình chỉ có một lưu ý nhỏ, mọi người có thể không tin nhưng mình mong các bạn khi đọc cuốn sách này cũng như những cuốn sách viết về tôn giáo và các vấn đề tâm linh thì hãy ngồi thật ngay ngắn và nghiêm túc, không nên vừa nằm vừa đọc. Chúc các bạn có được những trải nghiệm bổ ích khi đọc cuốn sách này.
Mình tình cờ gặp cuốn sách này vào năm học lướp 11, và quan niệm về cuộc đời của mình cũng thay đổi từ đó. Các bạn hãy thử đọc và suy ngẫm nhé!
Những trích dẫn đặc sắc / Những lời nhận xét đặc biệt về sách
"Babu nhìn lên bầu trời đầy sao trầm ngâm:
Mọi vật trong vũ trụ đều quân bình tuyệt đối, không dư, không thiếu, từ hạt bụi bé nhỏ đến những dãy thiên hà vĩ đại. Đời người quá ngắn, và luôn bị lôi cuốn vào sinh hoạt quay cuồng. Đâu mấy ai ý thức được sự phung phí hôm nay, dọn đường cho sự đau khổ ngày mai. Tất cả chỉ là những ảo ảnh chập chờn, thế mà người ta cứ coi như thật. Nếu biết thức tỉnh quan sát, ta có thể học hỏi biết bao điều hay. Tiếc rằng khi đắc thời người ta quên đi quá khứ rất nhanh. Chỉ trong đau khổ, nhục nhã ê chề mới chịu học. Có thể đó cũng là lý do luôn luôn có các biến động vô thường, thúc dục con người học hỏi.
- Ông nghĩ rằng con người sẽ học hỏi trong đau khổ.
Babu thở dài:
- Đúng thế, chúng ta có tính hay quên, nên cứ phải học đi, học lại cái bài học khổ. Chỉ khi bị khổ sở, bị đàn áp, tự do bị chà đạp, con người mới quay về với niềm hy vọng cuối cùng là đức tin. Khi sung sướng ít ai nghĩ đến việc tu thân cầu giải thoát. Khi cơ thể bệnh hoạn, ta mới thấy khoẻ mạnh là hạnh phúc. Khi bị tù đày, ta mới thấy giá trị của tự do. Tiếc rằng khi khỏi bệnh, ta không ý thức nguyên nhân đã gây nên bệnh đó, mà lại tiếp tục một đời sống như trước; do đó, ta cứ bị bệnh hoài." (Trích từ chương III của sách).
Những nội dung khác
0 nhận xét:
Đăng nhận xét