Mài đũn quần trên ghế nhà trường để gậm nhấm môn Lịch sử Đảng, tôi vẫn không tài nào ngưng thắc mắc trong lòng. Muốn trao đổi với giáo viên, với những người xung quanh lắm lắm, nhưng sợ…, không dám nói ra, đành góp nhặt vào các trang nhật ký.
Câu hỏi đầu tiên: Các anh các chị học Lịch sử Đảng để làm gì?
Đáp án từ những người có chuyên môn: Để hiểu biết, để nâng-cao-trình-độ-nhận-thức, để mở mang trí tuệ. Có những người như Lê Công Định, như Nguyễn Tiến Trung, không hiểu về chủ nghĩa Mác Lênin, không hiểu Lịch sử Đảng, nên mới xuyên tạc đường lối của Đảng, chống lại Đảng, chống lại nhân dân. Đó là những kẻ dốt nát, không biết suy nghĩ, không đủ trình độ để nhận-thức-đúng-đắn về vai trò của Đảng. Các anh các chị có điều kiện học tập nghiên cứu thì phải học cho NGHIÊM TÚC, thì mới nâng cao được trí tuệ, nâng cao nhận thức, mới biết yêu Đảng, theo Đảng.
Nghĩ thầm: Mấy cái trường đại học, cao học bên Tây rảnh thiệt. Mấy cha đó dốt đặc cán mai vậy mà cũng lấy bằng Thạc sĩ, Tiến sĩ om sòm. Thế giới cũng rảnh nữa! Bằng cấp của mấy người dốt đặc vậy mà cũng hùa nhau công nhận. Trong khi các vị Tiến sĩ, Thạc sĩ Việt Nam cực kỳ vững vàng về lý luận Mác Lê, cực kỳ cao cấp về nhận thức, cực kỳ xuất sắc về trì tuệ, thí chẳng ma nào thèm công nhận. Trái ngang thay! Mà cũng kí, chống lại Đảng là chống lại nhân dân? Chắc ví tôi chưa nắm vững lý luận nên mới không thấy được mối liên hệ này...
* Ngày… tháng… năm…
Giáo trính Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn, Nhà xuất bản Chình trị quốc gia xuất bản. Bài mở đầu: ―Nhập Môn Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam”.
Trang 8 – Dòng 8: “…nếu không hiểu được mối liên hệ lịch sử tất yếu và qua đó hiểu tiến trình phát triển có thể có của các sự kiện, Đảng mới có thể đề ra được một đường lối chính trị hoàn chỉnh…”
Trang 16 – Dòng 6: “…quan niệm duy vật về lịch sử là chìa khóa để lý giải sự xuất hiện và phát triển của đảng như là một kết quả tất yếu cấu lịch sử đấu tranh của nhân dân Việt Nam.”
Trang 17 – Dòng 24: “… Hoạt động của Đảng trong quá khứ cơ bản là hoạt động lãnh đạo, lên lịch sử của Đảng chính là lịch sử của sự lãnh đạo cách mạng…”
Càng đọc càng thấy mính thật… thiểu năng trì tuệ.
Giáo trính biên soạn công phu, trong sáng, tinh hoa thế này mà đọc hoài không hiểu nổi.
*
Ngày… tháng… năm…
Sách sử Đảng ca tụng rằng: “Với lòng yêu nước thương dân sâu sắc, bằng thiên tài trí tuệ và nhãn quan chính trị sắc bén, Nguyễn Ái Quốc đã ra đi tìm con đường cứu nước mới”.
Mình nghĩ bụng: ―Đất đai, biển đảo đang bị Trung Quốc xâm lấn, ngư dân Việt Nam bị ức hiếp như kẻ vô gia cư. Chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ đang lung lay, Nguyễn Tiến Trung cũng học tập ở các quốc gia phát triển về phục vụ đất nước, sao lại bị cho là tên lưu vong phản quốc?
*
Ngày… tháng… năm…
Sách báo ghi nhận: “Lê Công Định và Nguyễn Tiến Trung là những kẻ ngu dốt, ảo tưởng về chính mình. Đi du học Pháp, biết tiếng Pháp bập bẹ nhưng lại mù lý luận. Chính vì mù lý luận cho nên mới hành động sai lầm, đi ngược lại lòng dân thì sẽ bị bánh xe lịch sử nghiền nát”.
Mình nghĩ thầm:
- Bánh xe lịch sử là bánh xe nào, có nghiền nổi đám quan tham bụng phệ ăn trên ngồi trốc, tự cho mính cái quyền - làm cha thiên hạ không? Vậy thí hãy nghĩ họ trước khi họ đào hết tài nguyên, lấp hết sông ngòi, cướp hết đất điền, hủy hoại hết đạo đức xã hội, bán hết tấc đất cuối cùng của lãnh thổ non sông bởi ví chình họ đang đi ngược lại lòng dân.
*
Ngày… tháng… năm…
Cô giáo giảng trong giờ lịch sử Đảng: “Hội đồng soạn thảo Hiến pháp bao gồm các vị nhân sĩ yêu nước, do Bác Hồ làm chủ tịch. Vậy mà ngày nay có người tự cho mình cái quyền soạn thảo Hiến pháp mới, là Lê Công Định. Hiến pháp ấy được ai công nhận? Chỉ có những kẻ ngu dốt mới làm những chuyện như thế”.
Mình thắc mắc: ―Vậy những kẻ soạn thảo Hiến pháp rồi ngang nhiên vi phạm cái Hiến pháp của chình mính soạn thảo thì phải gọi là gì?
*
Ngày… tháng… năm…
Sách Đảng viết về quyết định chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng của Đảng năm 1939 - Hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng tư sản dân quyền mà Đảng đề ra từ năm 1930 là không thay đổi. Nhưng căn cứ vào tình hình, vào mâu thuẫn chủ yếu, Đảng quyết định đặt nhiệm vụ chống Đế quốc, giải phóng dân tộc lên hàng đầu và rải nhiệm vụ chống địa chủ phong kiến ra làm từng bước”.
Mình bức đầu:
- Vô số gia đình địa chủ yêu nuớc vào thời kỳ này đã hết lòng hết dạ ủng hộ cho Đảng Cộng sản, thế nhưng chẳng hiểu ví lý do nào họ bị cho là kẻ thù dân tộc?
*
Ngày… tháng… năm…
Sử nước nhà lại có đoạn: “Doanh nhân Trịnh Văn Bô là chủ nhà 48 phố Hàng Ngang, quận Hoàn Kiếm Hà Nội, trước Cách mạng tháng Tám. Nhà của ông là nơi ra đời bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Khi cách mạng vừa thành công, gia đình ông Bô đã ủng hộ cho chính phủ 5147 lượng vàng. Gia đình ông Trịnh Văn Bô là ân nhân của cách mạng”.
Mình lại vò đầu:
- Sao không ai lấy tên vị ân nhân đáng kính này đặt cho tên đường hay tên trường học?
Nếu không có sự giúp đỡ nhiệt thành của ông, cách mạng có sinh tồn qua được giai đoạn khó khăn đó, hay đã đi đâu về đâu trong cái vòng xoáy khắc nghiệt của lịch sử rồi?
Và còn nhiều ngày tháng năm khác nữa…
*
Nghiên cứu lịch sử Đảng, nếu chịu mở mắt ra nhìn vào đời thực, sẽ thấy thêm một lần vận nước nguy nan.
Nghiên cứu Lịch sử Đảng, nếu nghe và suy nghĩ trước khi tin, thì sẽ trút tiếng thở dài mỗi khi nghe cái câu - Đảng ta vĩ đại!
Đảng ngày nay đã chẳng còn là Đảng của thường dân.
Đảng là của những người đủ trình độ, đủ trí tuệ để nhắm mắt bịt tai trước triệu nỗi khổ đau, triệu lời ta thán, trước một tương lai mờ mịt không thấy đường ra.
Học kỳ vừa rồi, tôi đã xóa tất cả những chữ “ta” theo sau chữ “Đảng” trong giờ học Chủ nghĩa xã
hội khoa học.
Học kỳ này, tôi đã, đang và sẽ tiếp tục làm điều đó trong giờ Lịch sử Đảng.
TIỂU TỐT SÀI THÀNH (st)
Xem thêm:
0 nhận xét:
Đăng nhận xét