Quản trị mạng – Trong phần này chúng tôi sẽ kết luận loạt bài gồm ba phần bằng cách dự đoán người chiến thắng trong cuộc cạnh tranh giữa WiMax và LTE. Trong hai phần trước của loạt bài này, chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn về WiMax và LTE, hai gã khổng lồ đang cạnh tranh thị trường trong lĩnh vực truyền thông 3G. Trong phần cuối này, chúng tôi sẽ so sánh và tương phản hai chuẩn này từ khía cạnh kỹ thuật và thương mại. Đầu tiên, chúng ta hãy xem lại hai chuẩn này. WiMax WiMax, cái tên được biết đến như một chuẩn IEEE 802.16, là một chuẩn truy cập băng thông rộng 3G được phát triển và duy trì bởi IEEE. Như tên gợi ý của nó, WiMax có thể được coi là mở rộng của WiFi đối với các thị trường truyền thông di động. Giống như phiên bản WiFi 802.11n, WiMax cũng hỗ trợ các anten Multiple Input/Multiple Output (MIMO), đây là kỹ thuật then chốt cho việc hỗ trợ nhiều người dùng một cách đồng thời. Cũng giống như WiFi, công ty hỗ trợ và tiến cử chính của WiMax là Intel. Tuy nhiên không giống như WiFi; WiMax được thiết kế cho hàng trăm người dùng trên mỗi trạm gốc (BS), người dùng có thể di động từ trạm gốc này sang trạm gốc khác thông qua một chu trình truyền thông, phạm vi của mỗi trạm gốc được tính đến hàng km chứ không phải mét như trong WiFi. LTE LTE (Long Term Evolution) cũng là một chuẩn truy cập băng thông rộng không dây dù nó được phát triển và duy trì bởi 3GPP (3rd Generation Partnership Project). 3GPP là một tổ chức chịu tránh nhiệm cho việc phát triển, duy trì và tiến cử họ các chuẩn GSM. LTE là chuẩn mới nhất trong họ các chuẩn GSM, đây là chuẩn được phát triển lên từ gốc GSM, một kiến trúc chuyển mạch all-IP. Bắt đầu với chuẩn General Packet Radio Service (GPRS) và kết hợp với các chuẩn Enhanced Data Rates cho GSM Evolution (EDGE) và High Speed Packet Access (HSPA), các chuẩn GSM đang tiến triển chậm nhưng tự tin hướng đến kiến trúc all-IP. LTE đã làm cho các chuẩn GSM hướng tới những gì được coi như một chuẩn kết nối mạng máy tính, còn WiMax làm cho mạng máy tính truyền thống hướng tới những gì đã được coi như các chuẩn điện thoại di động. Vì vậy bạn có thể thấy hai chuẩn đang được hình thành từ các nền tảng khác nhau (với những điểm mạnh và điểm yếu khác nhau) và đang hội tụ trên một nền chung. Như những gì bạn có thể đoán, những nhà hỗ trợ đứng sau mỗi một lĩnh vực công nghệ phản ánh lịch sử của mỗi chuẩn. Người đứng sau WiMax, như chúng tôi đã đề cập ở trên là Intel. Intel có một lịch sử rất lớn trong lĩnh vực máy tính và cũng là một nhà hỗ trợ cho WiFi. Ngược lại, nhà hỗ trợ cho LTE là các công ty dịch vụ truyền thông và các nhà sản xuất điện thoại di động (như Ericsson). Ở mức độ lớn hơn, điều này là do mọi người thích làm việc với những gì họ có thể kế thừa. Intel, là một kết quả của lịch sử, có thể kế thừa mạng máy tính truyền thống và vì vậy đã hướng đến WiMax. Trong khi đó Ericsson, cũng như các hãng khác, kế thừa các công nghệ GSM và hướng đến chuẩn LTE. Người tiêu dùng Không chỉ các công ty kỹ thuật thích làm việc với những gì mà họ có thể kế thừa. Kiểu suy nghĩ này cũng ảnh hưởng đến các quyết định của người tiêu dùng. Với cái tên WiMax có phần giống với WiFi, công nghệ mà nhiều người dùng nghĩ là một phần của thế giới mạng gia đình. Điều này làm cho họ ngay lập tức nghĩ rằng WiMax là thứ đã được sử dụng để kết nối mạng máy tính. LTE không có được thế mạnh này, liên kết chặt chẽ với GSM thông qua các nhà hỗ trợ và các công ty dịch vụ truyền thông như AT&T. Do đó các khách hàng sẽ nghĩ ngay lập tức rằng LTE là một thứ gì đó đã được sử dụng để nối mạng các điện thoại di động của họ; dù liên kết này không mạnh bằng liên kết giữa WiMax với WiFi. Vì vậy tồn tại hai định kiến khách hàng đối với hai chuẩn 3G này. Quan điểm của cá nhân tôi là chuẩn được chấp nhận rộng rãi hơn (như vậy sẽ thắng) sẽ là tiêu chuẩn với hình ảnh tích cực với người tiêu dùng nhất. Lúc này, một định kiến không thể tạo lên hình ảnh. Cần phải nói rằng chỉ có một cơ hội để tạo nên ấn tượng tốt đẹp đầu tiên. Tuy nhiên một chiến dịch quảng cáo tốt cho một chuẩn tốt và thêm vào đó là một chiến lược phát hành tốt có thể sẽ tạo ra một sự khác biệt, việc cạnh tranh đối với một đối thủ có một ấn tượng ban đầu mạnh bao giờ cũng khó. Đó chính là tình huống mà chúng ta đang gặp. Cả hai chuẩn đều có nhiều điểm mạnh, đều có ấn tượng trong việc hỗ trợ chuẩn và đều có các kế hoạch tuyệt vời cho việc quảng bá sản phẩm. Tuy nhiên theo quan điểm chúng tôi, cuộc cạnh tranh này sẽ rơi vào đối thủ có được ấn tượng ban đầu tốt hơn. Người chiến thắng Vậy công nghệ nào có ảnh hưởng tích cực? Đây là nơi xảy ra cuộc tranh luận. Trong khi LTE có ấn tượng về khả năng di động thì WiMax lại có ấn tượng về khả năng tin học. Câu hỏi mà chúng ta đang cố trả lời là liệu người tiêu dùng muốn một điện thoại được nối mạng với Internet hay họ muốn một máy tính có thể mang theo giống như điện thoại? Câu trả lời là rất khó. iPhone đã cho thấy, có một thị phần đáng kể người dùng muốn họ có thể mang theo máy tính giống như một chiếc điện thoại. quan điểm này đã được nhấn mạnh bởi sự thật nhiều nhà sản xuất máy cầm tay đã đáp lại thành công của iPhone bằng cách giới thiệu các máy cầm tay giống máy tính nhiều hơn của chính họ (và một số nhà sản xuất thậm chí còn thực hiện việc này trước iPhone). Tuy nhiên thị phần này có chiếm đa số? Điều này vẫn rất khó có thể nói được gì ở đây. |
Văn Linh (Theo Windowsnetworking) |
Nhãn
Copyrights @ Journal 2014 - Designed By Templateism - SEO Plugin by MyBloggerLab
0 nhận xét:
Đăng nhận xét