Thứ Sáu, 2 tháng 4, 2010

WiMAX sẽ tăng trưởng mạnh trong năm 2010

Share

Với phổ tần rộng hơn đã sẵn sàng, một cộng đồng hỗ hỗ trợ từ các nhà cung cấp, các sản phẩm tại chỗ và các nhà khai thác bắt đầu tăng tốc cung cấp cho khách hàng thì năm 2010 có thể là năm bùng nổ của WiMAX.

Theo WiMAX Forum ™ chỉ hơn 4 năm sau khi WiMAX Mobile 802.16e được công bố vào cuối năm 2005,  hiện nay có trên 519 mạng WiMAX tại 146 quốc gia và hơn 300 sản phẩm WiMAX (bao gồm cả các trạm gốc và thiết bị đầu cuối). Intel cũng đã tung ra máy tính xách tay tích hợp Wi-Fi/WiMAX trong 80 mô hình máy tính xách tay và netbook từ hàng chục hãng sản xuất máy tính hàng đầu thế giới.

Theo Infonetics Research, số lượng các thuê bao WiMAX toàn cầu dự kiến sẽ tăng từ 4 triệu  vào cuối năm 2009 đến 130 triệu vào năm 2013. Các nhà khai thác có số thuê bao WiMAX lớn như Yota ở Nga có thêm 250 nghìn thuê bao, trong khi Packet One tại  Malaysia đạt tới hơn 130 nghìn thuê bao trong năm đầu tiên triển khai của công ty. Tại Mỹ, Clearwire đã đạt hơn 555.000 thuê bao và mạng của hãng giờ đây gồm hơn 30 triệu người dùng tại 34 thị trường.

Với khởi đầu đang rất tốt thì những gì sẽ là yếu tố quyết định chèo lái sự tăng trưởng WiMAX trong năm 2010 và có thể trông đợi điều gì ở ngành công nghiệp này.

Sự tập trung tại Ấn Độ và Indonesia

Để hiểu được tiềm năng to lớn của WiMAX có thể chỉ cần nhìn vào sự phát triển của WiMAX ở Ấn Độ và Indonesia, hai trong số 3 nước đông dân hàng đầu thế giới (sau Trung Quốc) và cũng là hai nước có tỷ lệ sử dụng băng thông rộng thấp nhất (ít hơn 1%). Chính phủ của họ đang nhắm tới mục tiêu phát triển thêm 100 triệu người dùng băng thông rộng trong 4-5 năm tới.

Nhận thức được tầm quan trọng của thị trường Indonesia, WiMAX Forum ™ đã tổ chức hội thảo khu vực ở Indonesia để thúc đẩy hiểu biết về lợi ích của WiMAX tới các quan chức chính phủ, cơ quan quản lý, nhà khai thác và khách hàng. Cuối tháng 7/2009 chính phủ Indonesia đã trao giấy phép sử dụng phổ tần 2,3 GHz cho 08 nhà khai thác tạo thuận lợi cho việc xây dựng mạng WiMAX bao phủ toàn quốc.

Trong khi chính sách WiMAX ở Indonesia được khuyến khích, thì tình hình ở Ấn Độ lại rất khác với việc bán đấu giá phổ tần 3G và WiMAX đã nhiều lần bị trì hoãn. Cuối cùng việc đấu giá sẽ được dự kiến thực hiện vào ngày 12 tháng 2 để có thể kịp triển khai mạng vào giữa năm 2010.

Không bị ảnh hưởng bởi sự chậm trễ về giấy phép băng tần, từ năm 2008 công ty BSNL-công ty nhà nước- đã nhận được giấy phép 2.5GHz là một ngoại lệ của quá trình đấu giá băng tần và mới đây công ty này đã bắt đầu triển khai mạng WiMAX di động đầu tiên  tại Ấn Độ ở Ajmer và Rajasthan.

BSNL cũng nhận được sự hỗ trợ của Intel mà gần đây Intel đã công bố một loạt các sáng kiến cùng với nhà sản xuất phần cứng Ấn Độ HCL infosystems để phát triển Atom chi phí thấp cho thị trường nội địa. Sau khi hoàn thành, mạng lưới của BSNL sẽ có vùng bao phủ toàn quốc với hơn 7.000 trạm gốc khiến họ trở thành mạng WiMAX di động lớn nhất trên thế giới.

Thêm nhiều thiết bị WiMAX & Dual-Mode

Với hệ thống hỗ trợ từ các nhà sản xuất và các nhà mạng bắt đầu được đẩy mạnh có thể hi vọng một loạt các thiết bị WiMAX được triển khai trong năm 2010. Sprint được trông đợi đã công bố thiết bị EVDO dual mode / thiết bị hotspot mobile WiMAX tại hội chợ điện tử tiêu dùng (CES) trong tuần qua ở Las Vegas. Các thiết bị mới của Sierra Wireless gọi là "Overdrive" cung cấp kết nối Wi-Fi 100 feet tương tự với các thiết bị "MiFi" khác, nhưng có thể chuyển đổi giữa Sprint 4G và 3G phụ thuộc vào phạm vi vùng phủ.

Cũng trong tuần qua tại CES, Intel cho biết bộ vi xử lý lõi mới của họ hỗ trợ WiMAX, và Lenova cũng đã công bố seri mới cho phép máy tính xách tay ThinkPad Edge hỗ trợ WiMAX. Năm 2010 có thể thấy nhiều mẫu máy tính xách tay, netbook đa kết nối như Wi-Fi, WiMAX & 3G ra đời. Với sự gia tăng thuê bao WiMAX và đơn hàng lớn hơn từ các nhà điều hành thì có thể hi vọng các thiết bị WiMAX CPE sẽ có giá thành rẻ hơn.

Các hệ thống Anten tiến bộ và các trạm gốc WiMAX

Về phía cơ sở hạ tầng, sự thay đổi được trông đợi nằm ở việc sử dụng ăng ten MIMO tăng lên với kỹ thuật beamforming của các trạm gốc WiMAX để giảm chi phí và tăng hiệu suất hệ thống. Một trong những quan niệm sai lầm phổ biến trong ngành công nghiệp này là về bản chất trạm gốc có sử dụng công nghệ beamforming sẽ có giá thành tương đương do sử dụng cộng nghệ beamforming sẽ làm tăng giá thành lên gấp đôi tuy vùng phủ và thông lượng cũng tăng lên gấp đôi. Beamforming là một kỹ thuật xử lý tín hiệu được sử dụng trong các hệ thống vô tuyến đa anten để tăng khả năng vùng phủ so với các hệ thống vô tuyến truyền thống. Trong một hệ thống beamforming, sử dụng nhiều ăng ten, các trạm gốc có thể điều chỉnh tốt hơn các thiết bị CPE xa bằng cách chặn nhiễu, hướng tín hiệu trở lại dựa trên vị trí của thiết bị thu. Dựa trên những cải tiến này, số trạm gốc sẽ cần ít hơn và hiệu suất hệ thống sẽ cao hơn so với các mạng WiMAX truyền thống.
Theo một nghiên cứu gần đây của công ty Analysys Mason (Anh), mạng WiMAX sử dụng hệ thống 8 ăng ten beamforming có thể giảm tổng chi phí 63% so với hệ thống 2 ăng-ten không có khả năng beamforming. Mạng sử dụng công nghệ beamforming còn có những điểm lợi khác như các khu chết ít hơn,  ít rơi cuộc gọi và chất lượng tốt hơn tại ranh giới giữa các Cell. Công nghệ Beamforming cho phép tăng gấp đôi vùng phủ sóng và tăng hiệu quả phổ tần lên 50%, do đó có thể tăng 50% lưu lượng hoặc tối ưu hóa mạng thực hiện nhanh hơn 50%.

                        

Mặc dù WiMAX 802.16e hỗ trợ công nghệ beamforming nhưng đến nay chỉ một số ít các nhà cung cấp được công nghệ beamforming với hệ thống 4 hoặc 8 ăng ten.
Với sự phát triển kê trên, hi vọng năm 2010 sẽ là năm tốt đẹp cho tương lai của Wimax.

Bút trẻ
8:55, 18/01/2010
Theo Business-Wimax.com

0 nhận xét:

Đăng nhận xét