Cho đến gần đây, người ta vẫn gọi việc “chia sẻ kiến thức” là giáo dục – hay đào tạo – và thông thường nó có kết cấu tương đối chặt chẽ. Sinh viên tập trung trong phòng học có trang bị bảng đen (hoặc bảng trắng, trong môi trường tập thể) và nghe giáo viên thuyết giảng. Khi giáo viên giao bài tập về nhà thì một số sinh viên đã hoàn thành bài tập xuất sắc và ngược lại, số khác lại làm không tốt lắm. Bạn hãy nhớ cách thực hiện của phương thức đào tạo này.
Ngày nay, công nghệ có thể hỗ trợ quá trình học tập, cho phép mọi người học từ xa, tự học và học hỏi lẫn nhau. Công nghệ cũng giúp cho các công ty tiết kiệm được một khoản tiền lớn do giảm được chi phí đi lại và tăng tính hiệu quả. Lý tưởng hơn, nếu mọi người tự học, đồng thời trao đổi với giáo viên và bạn bè trong lớp, họ có thể tiếp thu nhiều thông tin hơn, nâng cao hiệu quả giúp cho toàn bộ quy trình.
Ưu điểm của đào tạo trực tuyến là:
• Tỷ lệ sinh viên hoàn thành khóa học cao hơn
• Thu được lợi nhuận nhanh hơn từ các sản phẩm mới
• Khóa học liên tục được triển khai ở nhiều nơi
• Giảm thiểu thời gian rời khỏi văn phòng hoặc khu vực kinh doanh
• Khóa học được cập nhật và triển khai nhanh chóng
• Kiểm soát thời gian thực hiện khóa học
Ai có thể tận dụng các ưu điểm của Chương trình đào tạo trực tuyến?
Việc áp dụng công nghệ vào quy trình học tập nghe có vẻ thú vị, nhưng điều đó có thật sự cần thiết không? Tất nhiên, thành công của doanh nghiệp phụ thuộc vào chính bản thân doanh nghiệp và vai trò của nhân viên trong doanh nghiệp đó. Để tìm hiểu xem liệu đào tạo trực tuyến có đem lại lợi ích cho doanh nghiệp hay không, bạn phải hiểu rõ doanh nghiệp của mình và những giá trị mà doanh nghiệp đem lại cho khách hàng.
Nếu tri thức là tài nguyên quan trọng đối với công ty của bạn thì việc chia sẻ kiến thức sẽ có một vai trò chủ chốt.
Nếu một chương trình học trực tuyến có thể giúp cải thiện vốn kiến thức của nhân viên, nó sẽ đem lại lợi ích cho toàn thể công ty, ví dụ như giúp nhân viên phục vụ khách hàng tốt hơn, tăng năng suất và lợi nhuận.
Công nghệ có vai trò hỗ trợ
Công nghệ giúp các công ty mở rộng chương trình học trên toàn cầu mà nhân viên không cần phải di chuyển đến các trung tâm đào tạo xa xôi, hay cử các chuyên gia đến đào tạo nhân viên của họ ở các nơi khác nhau trên thế giới. Tuy nhiên, công nghệ sẽ không giúp ích gì nếu bạn không có các tài liệu học tập tốt.
Để thiết kế một khóa học đem lại lợi ích cho nhân viên và công ty của bạn, bạn cần cân nhắc nhiều yếu tố khác nhau. Các yếu tố đó là:
Người sử dụng có cơ hội tiếp cận khóa học không?
Quá trình đào tạo của học viên có được ghi chép theo một cách thức hữu ích cho công ty không?
Có các công cụ đánh giá nhằm xác nhận rằng học viên thực sự đang học trước khi họ nhấp chuột vào màn hình tiếp theo không?
Nội dung có phù hợp với người học không?
Khóa học có được trình bày một cách hấp dẫn và thuyết phục không, đồng thời có ảnh hưởng gì đến vấn đề văn hóa của người học không?
Công nghệ có vai trò hỗ trợ và có thể bổ sung chức năng cho hệ thống quản lý kiến thức, cho phép các nhà quản lý sắp xếp hợp lý quy trình truyền tải thông điệp đồng thời theo dõi khả năng tiếp nhận thông điệp của nhân viên. Quan trọng nhất là công nghệ có thể hỗ trợ chia sẻ kiến thức trực tiếp.
Công nghệ giúp mở rộng giới hạn chức năng của hệ thống học tập, giúp hệ thống hỗ trợ nhanh hơn, tương tác tốt hơn và trong phạm vi lớn hơn. Công nghệ là công cụ phục vụ cho con người. Công nghệ không thể viết lại những kiến thức nhàm chán nhằm làm cho chúng trở nên thú vị hơn. Công nghệ không giúp bạn quyết định được có nên cho đội ngũ tiếp thị tại Nhật của bạn tiếp cận các quy trình bán hàng do đội ngũ tiếp thị tại Đức phát triển không?
Bạn vẫn phải học tập chăm chỉ và tư duy theo cách của bạn.
Có đáng để đầu tư không?
Sẽ mất rất nhiều thời gian, tiền của và công sức để chuyển giao hệ thống đào tạo truyền thống thành các hệ thống đào tạo trực tuyến. Vậy có đáng để đầu tư không? Cũng giống như các quyết định kinh doanh quan trọng khác, sau khi tiến hành những nghiên cứu cần thiết nhằm thuyết phục bản thân mình rằng bạn đã quyết định đúng, bạn sẽ phải tự mình quyết định.
Hiệu quả đầu tư từ chương trình đào tạo trực tuyến có thể đến từ một trong hai cách sau hoặc cả hai cách. Cách thứ nhất là cải thiện việc trao đổi kiến thức thông qua cải thiện việc tiếp cận thông tin trong toàn công ty; và triển khai các hệ thống giúp nhân viên hợp tác làm việc nhằm làm tăng giá trị cho khách hàng, tối đa hóa hiệu quả làm việc của các thành viên trong công ty.
Cách thứ hai là giảm chi phí đào tạo hàng năm của doanh nghiệp như chi phí đi lại, chi phí mua tài liệu, học phí. Đúng vậy, bạn sẽ phải đầu tư vào hệ thống đào tạo trực tuyến, vào nội dung đào tạo. Tuy nhiên, bạn sẽ giảm được đáng kể chi phí mua vé máy bay, thuê khách sạn và tăng năng suất làm việc của nhân viên. Đối với các công ty lớn, chi phí này có thể lên đến hàng chục triệu đô-la.
Thời gian là tiền bạc, tri thức là sức mạnh
Công nghệ đã tạo ra các cơ hội lớn cho các công ty nâng cao vốn tri thức của nhân viên, giúp nhân viên không chỉ chia sẻ kiến thức bất kỳ lúc nào có thể, dù ở bàn uống nước hay tại các hội nghị bán hàng thường niên, mà còn có thể trao đổi hàng ngày với nhau thông qua hệ thống mạng nội bộ và các phòng chat trực tuyến.
Đào tạo trực tuyến đem lại cho các công ty cơ hội tập huấn và chia sẻ kiến thức để phát huy và thích ứng với các mục tiêu kinh doanh cũng như các hoạt động hàng ngày. Đào tạo trực tuyến còn tạo cơ hội cho các công ty trao đổi và trau dồi kiến thức hiệu quả hơn khi kiến thức được cung cấp theo nhiều cách khác nhau chứ không phải chỉ áp đạt từ trên xuống.
Đào tạo trực tuyến cũng giống hình thức đào tạo truyền thống, đó là phụ thuộc vào người học. Các hệ thống đào tạo trực tuyến thành công cũng không khác gì những chương trình đào tạo thành công mà không ứng dụng các công nghệ Internet. Cả hai phương pháp này đều đòi hỏi người học phải suy nghĩ, lập kế hoạch kỹ lưỡng và học tập chăm chỉ.
Nguon: http://english.vietnamlearning.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=137:li-ich-u-t-t-ao-to-trc-tuyn-&catid=33:elearninglagi&Itemid=81
Nhãn
Copyrights @ Journal 2014 - Designed By Templateism - SEO Plugin by MyBloggerLab
0 nhận xét:
Đăng nhận xét