Tháng 3 năm 2009 mới đây ngay tại vùng Biển Đông , năm tàu chiến Trung Quốc đã đụng độ với một tàu thăm dò của Mỹ.Sự cố này đã làm cho cho ngoại giao hai nước Hoa- Mỹ có chiều hướng xấu đi..Người Mỹ cáo buộc Trung Quốc đã khiêu khích họ tại hải phãn Quốc Tế trong khi Trung Quốc bảo do Mỹ đã xâm phạm lãnh hải của họ.
Ta còn nhớ việcTrung Quốc đụng độ với hải quân Việt Nam Cộng Hòa vào năm 1974.Lúc ấy họ ngụy trang như những chiếc tàu đánh cá nên Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa lúc đầu không để ý. Sau đó tàu chiến Trung Quốc xuất hiện chủ động khiêu khích và dẫn đến trận hải chiến Hoàng Sa lịch sử.
Trung Quốc không phải chỉ mới gây hấn với những nước có tàu bè qua lại trên Biển Đông vừa qua nhưng dã tâm độc chiếm Biển Đông của họ đã có từ khi họ đuổi Trung Hoa Quốc Dân Đảng ra đảo Đài Loan và thành lập Nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa.
Những năm đầu để củng cố chính quyền còn non trẻ nên Trung Quốc phải lo nội bộ trong nước.Sau khi nước nhà đi vào quy củ ,TRung Quốc đã xúc tiến cuộc bành trướng các quốc gia xung quanh như chiếm Tậy Tạng ròi sáp nhập vào Nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa và dòm ngó các nước lân cận.
I/ Những sự kiện và sự âm mưu bành trướ ng“Hán hóa “ xuống phương Nam
a/ Sự kiện
Năm 1958 , chin năm sau khi thành lập Nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa và ổn định chính trị vững vàng, họ bắt đầu có dã tâm thôn tính lãnh hãi phía Nam . Lợi dụng Việt Nam đang bị nội chiến , Trung Quốc đã đòi chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa công nhận đến 12 hải lý bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc lãnh hải Trung Quốc và thủ tướng Phạm Văn Đồng đã phúc đáp công hàm thuận theo.
Năm 1974 Trung Quốc đánh úp chiếm quần đảo Hoàng Sa lúc này đang thuộc lãnh thổ của Việt Nam Cộng Hòa quản lý.Chính phủ và nhân dân Việt Nam Cộng Hòa các đô thị lớn tổ chức biểu tình phản đối nhưng phía Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa không có động thái gì về việcTrung Quốc xâm lăng Hoàng Sa.
Năm 1976 sau khi Việt Nam sáp nhập hai miền Nam Bắc thành Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ NghĩaViệt Nam , Trung Quốc giật dây nước Cam Pu Chia Dân Chủ ( tức Khơ me đỏ) gây hấn tại miền Tây Nam Việt Nam
Năm 1978 Trung Quốc trực tiếp kéo quân xâm chiếm các tỉnh phía Bắc Việt Nam nhằm “dạy cho Việt Nam một bài học”.
Trung Quốc muốn sử dụng Cam Pu Chia làm thuộc địa của Đại Hán nhưng không thành vì chế độ Polpot quá tàn ác với lại Trung Quốc cũng cách xa Cam Phu Chia nên việc hỗ trợ vũ khí khó khăn nên kế hoạch bị phá sản..Chính phủ Cam Pu Chia Dân Chủ bị sụp đổ năm 1979
Năm 1988 Trung Quốc tấn công Hải Quân Nhân Dân Việt Nam và chiếm Quần đảoTrường Sa. ( TRường Sa hiện không chỉ bị Trung Quốc tranh chấp mà còn bị các nước như Phi Luật Tân(Phillippines),Nam Dương (Indonesia),Mã Lai,Brunei giành phần.)
Từ năm 2005 ( Sau khi bình thường hóa với Việt Nam)Trung Quốc lại gia tăng tranh chấp Biển Đông như bắn giết những ngư phủ Thanh Hoá Việt Nam ngay tại vùng biển Việt Nam, cấm tập đoàn BP hợp tác với Việt Nam trong việc khai thác dầu mỏ và tuyên bố thành lập huyện Tam Sa để quản lý luôn hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa năm 2007.
Năm 2008, Trung Quốc tổ chức rước đuốc Thế Vận Hội Bắc Kinh dự định cho rước qua Hoàng Sa và Trường Sa để tác động chính trị nhằm khẳng định chủ quyền của Trung Quốc và bị sự phản đối mãnh liệt của thanh niên và tầng lớp sinh viên học sinh Việt Nam nên trước ngày Thế Vận Hội diễn ra tại Sài Gòn, Trung Quốc đã phái lược lượng chống bạo loạn lên đường sang Việt Nam
Trung Quốc muốn đòi khái thác tài nguyên tại vùng biển Vũng Tàu
Trung Quốc còn đòi khai thác quặng Bô Xít ở Tây Nguyên và nhà nước Việt Nam đã chấp thuận, thế là công nhân người Trung Quốc được gửi qua rất đông(?).Việc khai thác quặng Bô Xít ở đây đã làm hủy hoại mội trường sinh thái và bị ngay cả những đại biểu Quốc Hội và các ngành khác như ông Dương Trung Quốc, ông Võ NguyênGiáp…phảnđối
Mới đây nhất Trung Quốc đụng độ với tàu thăm dò của Hoa Kỳ và phản đối việc tổng thống Arroyo của Phi LuậtTân ra đạo luật tuyên bố chủ quyền của nước này tại Trường Sa.
b/ Vị trí chiến lược của vùng biển Đông và âm mưu Hán hóa của Trung Quốc xuống phương Nam
Biển Đông có một vị trí chiến lược trong vùng . Đây chính là đường giao thông thuận tiện của các nước trong khu vực Đông Nam Á như Việt Nam, Phi Luật Tân, Nam Dương, Mã Lai,Tân Gia Ba (Singapore), có thể qua Thái Lan hay Úc Đại Lợi bằng con đường ngắn nhất này.Nếu xét về kinh tế thì Biển Đông đã tiềm tàng với trữ lượng dầu mỏ rất lớn , là nơi có trữ lượng tôm cá và hải sản dồi dào .Xét về chính trị chiếm giữ Biển Đông chính là quản lý luôn cả vùng Đông Nam Á Châu..
Như ta đã biết trước đây Tân Gia Ba là một đất nước của vùng thổ dân gốc Mã Lai .Người Hoa đã di cư về đây
Sau đó lập Quốc thành Tân Gia Ba (đảo Quốc Sư Tử ) như bây giờ. Tuy là một Quốc Gia riêng nhưng đa phần công dân đảo này là người gốc Hán. Những nước như Mã Lai, Nam Dương, Thái Lan, Việt Nam là những nước mà người Hoa sinh sống và định cư rất đông.Suy rộng ra, ai cũng có lòng yêu nước, yêu dân tộc .Ai dám chắc họ sẽ không vì Mẫu Quốc, sẽ không là hậu thuẫn lớn cho Trung Quốc sau này? Có thể nào trong tương lai những nướcnày sẽ là Singapore thứ hai, thứ ba, thứ tư…do chính người Hán cai trị .Nếu Trung Quốc nắm trọn Biển Đông tức là nắm trọn cả vùng Đông Nam Á và nếu hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà của Trung Quốc thì đó chính là trạm nghỉ chân của họ trong quá trình hải hành khu vực.Hiện nay Trung Quốc đang làm khó dễ tàu bè các nước lai vãng trên Biển Đông.Nếu Biển Đông thuộc Trung Quốc chúng ta sẽ không được phép đi qua chứ đừng nói đến đánh bắt hải sản hay khai thác dầu mỏ mà chính họ đã từng làm như cấm Tập Đoàn PB hợp tác khai thác dầu hay việc sát hại ngư phủ Việt Nam vừa qua.
II/ Nhiệm vụ của chúng ta
Trước hết chúng ta phải kêu gọi toàn thể dân tộc Lạc Hồng sinh sống khắp nơi trên thế giới cùng phản đối Trung Quốc cưỡng chiếm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam để bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam. Đồng thời vì sự sống còn của người Việt ta cũng như các nước trong khu vực chống âm mưu Hán hóa của nhà cầm quyền Bắc Kinh.Riêng thanh niên trong nước chúng ta nên giải thích sâu rộng với các bạn trẻ trong nước nhất là những người không tiếp cận được với internet về hiểm họa xâm lăng của Trung Cộng .Chúng ta nên lưu ý , theo dõi về chính sách ngoại giao của Nhà Nước Việt Nam ta với nước ngoài nhất là đối với Trung Quốc.
Tiếp đến chúng ta đề nghị Nhà Nước Việt Nam công khai bản đồ Việt Nam đã vẽ sau khi đã thoả thuận cắm mốc vừa qua với Trung Quốc xem nước ta có bị mất nhiều đất hay không.?
Liên Hiệp Quốc có quy định thời hạn nộp bản đồ để xác định lãnh thổ , lãnh hải.Nhà nước Việt Nam chừng nào mới nộp cho LiênHiệp Quốc?Trước khi nộp nên công khai ý tưởng trên các phương tiện thong tin đại chúng cho toàn dân biết .
Cuối cùng , chúng ta cùng lên tiếng đề nghị nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam minh bạch hóa những văn kiện nào đã từng ký với Trung Quốc mà toàn dân ta chưa được biết để có kế hoạch đối phó âm mưu xâm lược của nhà cầm quyền Bắc Kinh.
Hãy làm những gì chúng ta có thể làm được!
Sài Gòn ngày 04 tháng 04 năm 2009
THÁI DƯƠNG
Nhãn
Copyrights @ Journal 2014 - Designed By Templateism - SEO Plugin by MyBloggerLab
0 nhận xét:
Đăng nhận xét