Sau một thời gian lâm trọng bệnh, Chưởng môn Vovinam-Việt Võ Đạo Lê Sáng đã ra đi vĩnh viễn vào lúc 3 giờ ngày 27-9-2010, nhằm ngày 20 tháng 8 năm Canh Dần, hưởng thọ 91 tuổi.
Môn phái Vovinam - Việt Võ Đạo
vô cùng thương tiếc báo tin đến môn đồ Vovinam –
Việt Võ Đạo trên toàn thế giới:
Võ sư LÊ SÁNG
Chưởng môn Môn phái Vovinam - Việt Võ Đạo
Sinh năm 1920 đã quá vãng lúc 3 giờ ngày 27-9-2010, nhằm ngày 20 tháng 8 năm Canh Dần tại TPHCM, Việt Nam. Hưởng thọ 91 tuổi.
Lễ nhập quan lúc 10 giờ ngày 27-9-2010, linh cữu quàng tại Tổ đường Vovinam - Việt Võ Đạo, số 31 đường Sư Vạn Hạnh, phường 3, quận 10, TPHCM, Việt Nam.
Lễ viếng bắt đầu lúc 15 giờ ngày 27-9-2010.
Lễ động quan lúc 4 giờ ngày 01-10-2010, nhằm ngày 24 tháng 8 năm Canh Dần. Sau đó, linh cữu được đưa đi hỏa táng tại Nghĩa trang Đa Phước, huyện Bình Chánh, TPHCM.
Văn phòng Môn phái
( Theo http://vovinam.org.vn )
( Theo http://vovinam.org.vn )
Nguyên quán ở tỉnh Thanh Hoá, Võ Sư Lê Sáng chào đời vào mùa thu năm 1920 tại căn nhà bên bờ hồ Trúc Bạch, là Trưởng Nam của cụ Ông Lê Văn Hiển tự Đức Quang (1887-1959) và cụ Bà Nguyễn Thị Mùi (1887-1993). Vào năm 1939, sau một cơn bạo bệnh nên đôi chân đi đứng khó khăn, nghe theo lời khuyên của mẹ, Võ Sư Lê Sáng đã tìm thầy học võ với mục đích rèn luyện cho đôi chân cứng cáp và than thể khoẻ mạnh. Duyên may đưa đẩy ông đến với lớp Vovinam tại trường Sư Phạm (Ecole Normale) Hà Nội do võ sư Sáng Tổ Nguyễn Lộc giảng dạy. Nhờ có năng khiếu, thông minh và chuyên cần luyện tập, vài năm sau, ông được võ sư Sáng Tổ cho tham gia công việc huấn luyện tại Hà Nội. Từ đó, ông luôn gắn bó cúng võ sư Sáng Tổ như anh em ruột thịt, cùng đồng lao cộng khổ và từng theo chân Sáng Tổ đi dạy Vovianm nhiều nơi ở Thạch Thất (Sơn Tây), Phú Thọ, Chuế Lưu, Đan Hà, Đan Phú (Yên Bái), Me Đồi (Vỉnh Yên)… Năm 1954, ông cùng võ sư Sáng Tổ vào Sài Gòn. Tại đây, ông được phân công mở các lớp Vovinam ở đường Thủ Khoa Huân và ở Thủ Đức. Mấy năm sau, võ sư Sáng Tổ lâm bệnh, ông đã thay người tiếp tục huấn luyện cho các môn sinh cao đẳng. Đến năm 1960, trước lúc qua đời, võ sư Sáng Tổ đã giao nhiệm vụ Chưởng Môn lại cho ông. Do tình hình thời sự, những năm đầu thập niên 60, võ sư Lê Sáng phải lên tận Ban Mê Thuật làm ăn và mải đến cuối năm 1963, khi các võ phái ở Sài Gòn được phép hoạt động trở lại, ông mới quay về, bắt tay vào việc cũng cố, xây dựng và phát triển môn phái. Là người môn đệ trưởng tràng, sát cánh cùng võ sư Sáng tổ gần 20 năm, võ sư Lê Sáng đã hấp thụ những tư tưởng võ đạo và võ thuật của sang tổ một cách sâu sắc nhất. Trên cơ sở đó, với cương vị Chưởng Môn, ông đã lảnh đạo và đưa môn phái phát triển thật mạnh mẽ trong giai đoạn 1964-1975. Dù cuộc sống còn nhiều thiếu thốn, song song với việc chỉ đạo phong trào, mỗi ngày ông vẫn trực tiếp huấn luyện hang 10 giờ cho nhiều đối tượng khác nhau, vậy mà đêm đêm còn chong đèn viết sách báo, hệ thống hóa lại những tư tưởng võ học của Sáng Tổ và qua kinh nghiệm thực tiển của mình, ông đã bổ sung vào chương trình huấn luyện nhiều kỷ thuật đòn thế phong phú. Ngoài ra, ông còn được bầu làm Tổng Thư Ký Tổng Cục Quyền thuật miền Nam Việt Nam và Thủ Quỹ Ũy Ban Olympic miền Nam Việt Nam.
Từ những năm cuối thập niên 80 đến nay, là người lãnh đạo tinh thần của môn phái Vovinam Việt Võ Đạo, võ sư Chưởng Môn Lê Sáng luôn hổ trợ và hướng dẫn các hoạt động chuyên môn của Vovinam Việt Võ Đạo ở các nơi, chấm thi cho các môn sinh cao đẳng, đồng thời nghiên cứu để ngày một hoàn chỉnh hơn hệ thống kỹ thuật của môn phái. Chẳng những giỏi võ, có tài lãnh đạo, nhiều sang kiến và quản lý giỏi, võ sư Chưởng Môn Lê Sáng còn là một con người tài hoa. Bằng những nét chữ bay bướm, đẹp mắt và rõ rang, ông đã sang tác nhiều bài thơ mang cảm xúc trầm lắng và tinh thần thượng võ. Trong cuộc sống thường ngày, ông rất giản dị, thường giúp đở bạn bè và đối xử chân tình với những người xung quanh. Đối với môn đệ, ông chí tình dạy bảo, thương yêu và dung thứ. Những lúc cha mẹ ốm đau, ông luôn cận kề và chăm lo chu đáo. Sống đơn thân, không nặng gánh gia đình, thấm nhuần triết lý phương Đông, đồng thời là người môn đệ xuất sắc nhất của võ sư Sáng Tổ Nguyễn Lộc, bằng tài năng và đạo đức của mình, võ sư Chưởng Môn Lê Sáng đã cống hiến gần trọn cuộc đời mình cho công cuộc xây dựng và phát triển môn phái Vovinam Việt Võ Đạo.
(Translation by Rosemary Nguyen)
Master Le Sang's family traditionally resided in Thanh Hoa Province, but he was born in autumn of 1920 in a house on the banks of Truc Bach lake in Hanoi, the oldest son of Mr. Le Van Hien (known professionally as Duc Quang, 1887 - 1959) and Mrs. Nguyen Thi Mui (1887 - 1993).
In 1939, after suffering a severe illness which left him walking with difficulty, he followed his mother's advice and began studying martial arts in order to strengthen his legs and improve his physical health.
Good fortune steered him to Founding Grand Master Loc Nguyen's Vovinam class at the Hanoi Pedigogical College (Ecole Normale). Due to his natural ability, intelligence, and diligent practice, after just a few years he was chosen by Founding Grand Master Loc Nguyen to take part in the work of training others in Hanoi. From then on, he became as close to Grand Master Loc Nguyen as a younger brother is to an older brother, sharing in his labors and his hardships, following him as he taught the discipline of Vovinam in many places: Thach That (Son Tay Province), Phu Tho, Chu Luu, Dan Ha, Dan Phu (Yen Bai Province), Me Doi (Vinh Yen Province), etc.
In 1954, Grand Master Sang Le accompanied Founding Grand Master Loc Nguyen to Saigon. Here, he was assigned the task of opening a Vovinam class on Thu Khoa Huan street in Saigon as well as in the suburb of Thu Duc. Several years later, when the Founding Grand Master fell ill, Grand Master Sang Le took over the work of training the high-level students. In 1960, before passing away, the Founding Grand Master named Sang Le as the new Grand Master of Vovinam. Due to the state of affairs in the country at the time, Grand Master Sang Le was forced to travel to Ban Me Thuot at the beginning of the sixties and work there until late 1963, when martial art disciplines were once again allowed to be practiced in Saigon. He returned to Saigon and immersed himself in the work of reinforcing, building, and developing the discipline of Vovinam. As his closest and most senior disciple with almost 20 years of working at the Founding Grand Master's side, Grand Master Sang Le had unparalleled knowledge of Vovinam's philosophy and techniques. Based on this knowledge and his position as Grand Master, he led Vovinam into a period of robust growth between 1964 and 1975. Although living in constrained circumstances, he not only directed the Vovinam movement but also spent his days training students for hours on end and his nights hunched by a lamp writing books and articles, systemizing the Founding Grand Master's philosophy of martial arts as well as enriching the training program with his own techniques gleaned from his practical experience. In addition, he was elected to serve as the Director of the South Vietnam General Office of Martial Arts and Treasurer for the South Vietnam Olympic Committee.
From the late 1980's until the present, Grand Master Sang Le has acted as the spiritual leader of Vovinam Viet Vo Dao. He continues to support and guide Vovinam Viet Vo Dao martial arts activities and rate examinations for high-level students as well as continues his work of studying and systemizing the discipline. He is a skilled practitioner of the martial arts and a talented leader with many creative ideas and good management abilities, yet Grand Master Sang Le is even more than this; he is also a true renaissance man. With clear, beautiful strokes of the calligraphy brush, he has composed many poems of deep, intimate feeling and chivalrous nature. In his daily life he lives simply, always willing to help a friend and always displaying true sincerity in his encounters with others. To his disciples, he is a whole-hearted teacher, loving and tolerant. When his parents fell ill, he cared for them thoughtfully and carefully, never leaving their sides.
Remained unmarried, without the burden of family, he has been devoting himself in Eastern philosophy. Through his talent and impeccable morality, he became the star pupil of the Founding Grand Master Loc Nguyen. Grand Master Sang Le has sacrificed nearly his entire life to the work of building up and developing the discipline of Vovinam Viet Vo Dao.
White Ribbon for Grandmaster / Cài nơ trắng tưởng nhớ Thầy Lê Sáng
[ Vietnamese | English ]
Để tưởng nhớ Võ sư Chưởng Môn Lê Sáng, người thầy anh minh và bao dung của chúng ta, mỗi người hãy cài lên võ phục một nụ nơ trắng, biểu tượng cho tinh thần cao thượng, sự trong sáng, và màu đai của Thầy Chưởng Môn.
Đề nghị tất cả các võ đường khắp nơi tham gia vào sự đồng tình biểu hiện thái độ và lòng thương mến dành cho Thầy Lê Sáng. Cài nơ trắng trong thời gian 3 tháng.
Cách làm nơ đơn giản theo tường bước hướng dẫn sau đây:
To commemorate our Grandmaster Lê Sáng who constantly demonstrated high integrity and always taught us tolerance, each person can wear a white ribbon bud on your martial arts uniform, symbolizing the noble spirit, clarity, and is the color of the Grandmaster's belt.
We propose Vovinam schools all around the world simultaneously expressed our attitude and affection for our beloved teacher Lê Sáng by wearing the white ribbon bud for 3 months.
A simple step-by-step instruction on how to make a white ribbon bud as follows:
(Theo Vovinamvvd.com)
Anh oi vay ai len thay thay lam chuong mon vay
Trả lờiXóatheo minh biet thi hien nay moi cong viec o van phong chuong mon do vo su Nguyen Van Chieu dai dien dam nhiem, sory vi da tra loi comment cua ban qua lau, hjhj thong cam ty nha!
Trả lờiXóaAnh oi vay ai len thay thay lam chuong mon vay
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóa