Trong mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc vốn còn chứa đựng rất nhiều hoài nghi và nhiều điều ẩn giấu mà không thể một sớm một chiều có thể biết được và công khai từ cả hai phía.
Với hy vọng và mong muốn tìm hiểu thêm về những gì đã xảy ra trong quá khứ và hiện tại giữa VN-TQ để có cái nhìn khách quan nhất nên tôi đã tìm kiếm và sưu tầm một số tài liệu của cả hai phía VN và TQ lẫn những tài liệu của cộng đồng blogger với khuynh hướng "chống Cộng"... còn nhiều chổ chưa thống nhất và ngôn ngữ diễn dạt có phần không giống nhau cho nên tôi đã cố gắng dẫn nguồn từ những trang web có nội dung gần với chính thống và ôn hoà nhất, hy vọng mọi người sẽ chỉ lưu tâm đến những sự kiện lịch sử trong đó.
Do loạt bài viết này tác giả blog sưu tầm trên Internet là chủ yếu nên chỉ có tính chất Tham Khảo, tác giả không chịu trách nhiệm về nội dung cũng như tính xác thực của nó và đây cũng không thể hiện quan điểm của tác giả mong các bạn đọc giả và các chú CA lượng tình thông cảm..! (TMD)
Chiến tranh bí mật - Chiến tranh biên giới Việt-Trung 1984~1988
Trích từ báo An Ninh Thế Giới.(đã tìm link gốc trên ANTG nhưng ko thấy)
Từ sau năm 1979, quân TQ tiếp tục tấn công lấn chiếm vào đất ta ở nhiều điểm.
Ở địa bàn QK1, địch đánh chiếm bình độ 400 (Lạng Sơn), cao điểm 820, 630.
Ở địa bàn QK2, tháng 8-1980, địch đánh cao điểm 1992 (Sín Mần, Hà Tuyên). Tháng 5-1981 đánh cao điểm 1800A-1800B (Lào Chải, Hà Tuyên). Tháng 2-1982 tấn công vào Đồng Văn, Mèo Vạc. Tháng 4-1983 tấn công vào Mường Khương.
Đặc biệt từ tháng 4-1984 địch tập trung tấn công lớn vào Vị Xuyên.
Từ sau năm 1979, quân TQ tiếp tục tấn công lấn chiếm vào đất ta ở nhiều điểm.
Ở địa bàn QK1, địch đánh chiếm bình độ 400 (Lạng Sơn), cao điểm 820, 630.
Ở địa bàn QK2, tháng 8-1980, địch đánh cao điểm 1992 (Sín Mần, Hà Tuyên). Tháng 5-1981 đánh cao điểm 1800A-1800B (Lào Chải, Hà Tuyên). Tháng 2-1982 tấn công vào Đồng Văn, Mèo Vạc. Tháng 4-1983 tấn công vào Mường Khương.
Đặc biệt từ tháng 4-1984 địch tập trung tấn công lớn vào Vị Xuyên.
Thời điểm này, ta bố trí dọc tuyến biên giới 3 quân đoàn, 11 sư đoàn, 13 trung đoàn và 70 tiểu đoàn độc lập. Các lực lượng bảo đảm, phục vụ... tuyến sau tương đương 4-6 sư đoàn. Tổng quân số khoảng 300.000 người. Ngoài ra, sâu trong nội địa còn có 3 quân đoàn chủ lực Bộ làm dự bị.
Mặt trận biên giới Vị Xuyên diễn ra từ tháng 4-1984 đến tháng 4-1989, chia thành 4 thời kỳ :
- Từ 2-4-1984 đến 16-5-1984 : địch tiến công lớn, ta phòng ngự.
- Từ 16-5-1984 đến 7-1-1987 : ta củng cố phòng ngự, tổ chức tiến công một số điểm bị chiếm đóng, địch tiếp tục tấn công lấn chiếm.
- Từ tháng 2-1987 đến tháng 12-1988 : ta và địch đều ngừng tiến công lớn, chủ yếu củng cố phòng ngự và bắn pháo.
- Từ tháng 12-1988 đến tháng 4-1989 : địch ngừng bắn phá và bắt đầu rút dần một số điểm.
Trong 5 năm từ 1984-1989, địch đã dùng 20 lượt sư đoàn, 171 lượt trung đoàn đến đại đội tấn công lấn chiếm vào đất ta 1-2km.
Phía ta cũng 7 lần thay phiên các sư đoàn chủ lực lên chiến đấu.
Về phía QK1 có trung đoàn bộ binh 981, 982, 983.
QK2 có sư đoàn bộ binh 313, 314, 316, 356; lữ đoàn công binh 543, lữ đoàn pháo binh 168, lữ đoàn cao xạ 297, trung đoàn xe tăng 406. trung đoàn thông tin 604, trung đoàn vận tải 652, các tiểu đoàn đặc công, trinh sát, các đơn vị địa phương của BCHQS tỉnh Hà Tuyên và trung đoàn bộ binh 754 của BCHQS tỉnh Sơn La.
Đặc khu Quảng Ninh có trung đoàn bộ binh 568 (sư đoàn bộ binh 328).
QĐ1 có sư đoàn bộ binh 312, QĐ2 có sư đoàn bộ binh 325, QĐ3 có sư đoàn bộ binh 31, lữ đoàn pháo binh 368 thuộc BTL Pháo binh...
Ngoài ra còn nhiều đơn vị lên với hình thức quân tăng cường, lên vẫn lấy phiên hiệu đơn vị phòng ngự cũ.
Bố trí lực lượng phòng ngự có 2 khu vực :
Khu vực Tây sông Lô :
- Từ đầu năm 84 đến 12-85 : F313 và 356 + 1 E của QK1.
- Tháng 12-85 : F31 thay F313.
- Tháng 6-86 : F313 thay F31.
- Tháng 2-87 : F356 thay F313.
- Tháng 8-87 : F312 thay F356.
- Tháng 1-88 : F325 thay F312.
- Tháng 9-88 : F316 thay F325.
- Tháng 5-89 : F313 thay F316.
Ở hướng này khoảng 6 tháng ta thay quân một lần. Riêng F313 có đợt chiến đấu kéo dài liên tục gần 1 năm, gặp rất nhiều khó khăn.
Khu vực Đông sông Lô :
- Từ đầu năm 84 : E266 (F313).
- Tháng 7-84 : E141 (F312) thay E266 (F313).
- Tháng 4-85 : E568 (F328) thay E141 (F312).
- Tháng 11-85 : E818 (F314) thay E568 (F328).
- Tháng 2-87 : E881 (F314) thay E818 (E314).
- Tháng 9-87 : E818 (F314) + 1D tăng cường của E754 thay E881 (F314).
- Tháng 6-88 : E728 (F314) thay E818 (F314).
- Tháng 10-88 : E247 (BCHQS tỉnh Hà Tuyên) thay E728 (F314).
Hướng phòng ngự Đông sông Lô gặp nhiều khó khăn hơn phía Tây, nhiều đơn vị phải chiến đấu những đợt kéo dài 7-10 tháng.
Diễn biến chính :
Từ ngày 2-4 đến 28-4-1984, địch tập trung pháo binh bắn phá khu vực Vị Xuyên, từ điểm cao 1545 đến điểm cao 1030. Trong 26 ngày đêm địch đã bắn tổng cộng 30.000 viên đạn pháo cối các loại. Riêng từ ngày 28-4 đến 30-4-1984, địch bắn 12.000 quả đạn pháo vào 6 điểm tựa của ta để chi viện cho bộ binh của chúng (thuộc sư đoàn 40, quân đoàn 14 ĐQK Côn Minh) tấn công đánh chiếm các điểm cao 226, 233, bình độ 300-400, 1509, 772, 685. Trong 2 ngày địch đã đánh chiếm được 226, 233, 772, 1509, bình độ 300-400, E1, 685 do trung đoàn 122 (sư đoàn 313 QK2) của ta phòng ngự, lấn vào lãnh thổ VN khoảng 2km.
Ngày 15-5-1984, địch mở đợt tiến công Đông sông Lô (từ điểm cao Si Cà Lá đến M13) với lực lượng 1 trung đoàn tăng cường (sư đoàn 40, quân đoàn 14 ĐQK Côn Minh). Sau 1 ngày chiến đấu, địch đã chiếm được các điểm cao 1030, Si Cà Lá, 1250, đài 2, M13 do trung đoàn 266 (sư đoàn 313 QK2) của ta phòng ngự.
Như vậy, từ 28-4 đến 16-5-1984, địch đã chiếm 18 điểm, triển khai phòng ngự chốt giữ 29 điểm trên lãnh thổ VN. Trong đó có khu 1509, 772 mà chúng gọi là Lão Sơn, khu 1250, 1030, Si Cà Lá (Núi Bạc) mà chúng gọi là Giả Âm Sơn.
Tháng 6-1984, Bộ Tư lệnh mặt trận của ta quyết định tổ chức tiến công để giành lại các chốt bị chiếm đóng. Lực lượng tham gia đợt tiến công này gồm 3 trung đoàn .
- Trung đoàn 141 (sư đoàn 312 QĐ1) đánh 1030, Si Cà Lá.
- Trung đoàn 174 (sư đoàn 316 QK2) đánh 233, bình độ 300-400.
- Trung đoàn 786 (sư đoàn 356 QK2) đánh 772 phát triển sang 685.
Cần lưu ý rằng tuy gọi là trung đoàn nhưng lực lượng thực sự tham gia chiến đấu chỉ có 1-2 tiểu đoàn.
Ngày 12-7-1984, ta nổ súng tiến công địch. Tuy đã chiến đấu rất quyết liệt nhưng đợt tiến công của ta đã không thành công.
Đến tháng 11-1984, Bộ Tư lệnh mặt trận hạ quyết tâm mở tiếp một đợt tấn công vây lấn. Lần này các đơn vị có 4 tháng chuẩn bị.
- Các đơn vị thuộc sư đoàn 313 QK2 vây lấn địch ở bình độ 300-400.
- Các đơn vị thuộc sư đoàn 356 QK2 vây lấn địch ở 685.
Đợt chiến đấu kéo dài từ 18-11-1984 đến 18-1-1985 (ta ngừng tiến công vào dịp Tết Nguyên đán). Mặc dù chưa khôi phục hoàn toàn khu vực A5, 300-400, 685 nhưng ta đã giành lại được một số chốt, hình thành thế phòng ngự xen kẽ, bám sát địch, có nơi chỉ cách địch 15-20m như đồi Chuối, đồi Cô X, đồi Đài, A4, khu Cót Ép, khu E và mỏm E2, E3, E5 của 685. Cá biệt có những nơi như ở Bốn hầm, chốt của ta và địch chỉ cách nhau 6-8m.
Trong 2 năm 1985-1986, địch tiếp tục mở nhiều đợt tiến công lấn chiếm trận địa của ta. Chiến sự diễn ra khá quyết liệt, có những nơi như ở Bốn hầm ta địch giành giật nhau tới 38 lần, điểm cao 685 41 lần, đồi Cô X 45 lần. Pháo cối địch tiếp tục bắn phá hàng vạn quả đạn vào lãnh thổ ta. Riêng trong 3 ngày từ 5-1 đến 7-1-1987, pháo địch đã bắn 100.000 quả đạn.
Kể từ năm 1987 trở đi, chiến sự ở mặt trận biên giới Vị Xuyên dần dần lắng xuống. Ngày 21-12-1988, lần đầu tiên địch ngừng bắn pháo vào Vị Xuyên, nơi chưa hề có một ngày im tiếng pháo kể từ năm 1984 (nhưng sau đó thì chúng tiếp tục bắn). Từ năm 1989, địch giảm bắn pháo và rút khỏi một số điểm ở phía Bắc suối Thanh Thủy.
Ngày 13-3-1989, địch rút khỏi 20 điểm chiếm đóng và đến tháng 9-1989, địch rút khỏi 9 điểm còn lại.
Kết quả chiến đấu :
- Trong 5 năm tác chiến, ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 15.000 tên địch, bắt 325 tù binh (bắt 6 tên trong chiến đấu và 319 tên thám báo, trinh sát đột nhập).
- Đánh thiệt hại nặng 4 trung đoàn, 43 tiểu đoàn, 18 đại đội, 10 trung đội; đánh thiệt hại vừa 4 tiểu đoàn, 5 đại đội, 4 trung đội; đánh thiệt hại nhẹ 4 tiểu đoàn, 7 đại đội, 10 trung đội.
- Phá hủy 100 khẩu pháo các cỡ, 100 khẩu súng cối các cỡ, tiêu diệt 13 trận địa pháo cối, 170 xe vận tải, 130 kho tàng, 1.550 ụ súng, lô cốt, hoả điểm, đài quan sát của địch...
- Thu 50 khẩu súng bộ binh, 50 máy thông tin cùng một số khí tài khác.
Tổng cộng trong thời gian từ 1984-1989, địch đã bắn vào khu vực Vị Xuyên 1.858.613 quả đạn pháo cối các loại. Trung bình mỗi ngày từ 10.000-20.000 quả. Có đợt 3 ngày (5 đến 7-1-1987) bắn 100.000 quả. Có ngày bắn tới 61.115 quả.
Theo nguồn tin BBC, thiệt hại là quân ta: 35-40 ngàn, Trung Quốc: 25-30 ngàn. Và sau khi kết hiệp định biên giới năm 1990, ta mất núi Lão Sơn. Về chiến lược và sức mạnh quân sự TQ thắng ta hoàn toàn.
Sau năm 1990 đến nay TQ vẫn tiếp tục xây dựng sân bay, pháo đài và liên tục tăng cường hạm đội ở quần đảo Hoàng Sa. Hải quân và lực lượng biên phòng của ta ở Trường Sa vẫn luôn trong tình trạng cảnh giác cao độ.
Nguồn: http://vnsharing.net/forum/showthread.php?t=8434
Xem thêm: http://lichsuvn.info/forum/showthread.php?t=2311
(Còn tiếp)
Xem thêm: http://lichsuvn.info/forum/showthread.php?t=2311
(Còn tiếp)
Khi đăng một bài viết mà tích thực hư không biết hay do nguồn tuyên truyên từ Trung Quốc hay đám Tàu hải ngoại . Nếu không đúng sư thật là có hại cho quốc qia vietnam rồi gây hoang mang không đúng cho những kẻ có đầu óc thấp kém khôn ngoan kế là truyền bậy ra .Bạn là người hình như góc Tàu thì phải ? Tôi cân địa chỉ của các tin tức này để xác thực bằng không tôi báo lên bộ an ninh quốc gia của chính phủ vietnam tìm bạn coi bạn ở đâu trên trái đất này .Ăn bậy được mà nói bậy gây thiệt hại tới quốc gia tôi là bạn phải bị xử tử khiếm diện và cái blog này cần phải báo cáo để đóng bỏ .
Trả lờiXóaVKYN vietnam
VKYN viết tiếp
Trả lờiXóaNói gì cũng không qua lẽ thật .Quân Tàu hồi từ chiến tranh Triều Tiên cho tới bây giờ các tướng lãnh điều già cú đế hết rồi .Quân đội không có kinh nghiệm chiến trường ra khủng hoảng tinh thần bị rồi loạn khi bj vietnam mưa pháo quýnh dâm lên nhau chết là chuyện thường ai cũng biết. Các sĩ quan của Tàu chỉ học từ trường ra chớ chưa có kinh nghiệm chiến trường so với quân đội vietnam đánh giặc cả gần thế ky .Chuyện quốc gia không phải là chuyện vui đùa cho đã cái miệng. nếu lời nói mà gây tổn hại đến quốc gia vietnam mà không có sự thật là bạn phải bị trừng trị tội gây hại quốc thể đó .
Rất vui vì bạn đã ghé thăm blog của tôi, và tôi cũng rất sẵn lòng trao đổi cùng mọi người với tinh thần tôn trọng lẫn nhau nhưng với lời lẽ của bạn thì không có vẻ thiện chí cho lắm.
Trả lờiXóaVậy xin hỏi bạn, bạn chắn chắn bao nhiêu % là thuần Việt, nếu đúng là thuần Việt 100% có thể chỉ là hậu duệ của con cháu người Giao Chỉ với đặc điểm 2 ngón chân giao vào nhau nếu đứng thẳng, vậy bạn xem lại bàn chân mình có như thế hay không rồi hãy tính đến việc người khác có phải là Tàu hay không.
Tôi không biết mình được bao nhiêu %, nhưng tôi biết, tôi là người Việt Nam và tôi tự hào vì điều đó.
Những gì tôi đăng lên blog này là có cân nhắc, và ngay đầu bài viết tôi đã cân nhắc người đọc về tính xác thực của nó, vì không có tài liệu nào là xác thực 100% cả, nhưng giai đoạn căng thẳng 1984-1988 là gđ mà ai cũng thừa nhận là có cả, bạn chịu khó tìm hiểu thông tin trên những website chính thống và có uy tín sẽ rõ, chứ tôi không rãnh mà bịa đặt làm gì cho tốn hơi tốn sức.
Đây là một số link nói về giai đoạn này từ một số website mà được phần lớn mọi người thừa nhận là có uy tín, nếu bạn cho đó là những website đưa những thông tin không hay đv đảng CSVN mà vội chụp cái mũ phản động thì có lẽ bạn đã "yêu nước" một cách mù quáng VKYN ah và tôi cũng không có gì để trao đổi thêm với bạn.
http://vi.wikipedia.org/wiki/Xung_%C4%91%E1%BB%99t_bi%C3%AAn_gi%E1%BB%9Bi_Vi%E1%BB%87t_Nam-Trung_Qu%E1%BB%91c_1979%E2%80%931990
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1367.0